Cận loạn thị là gì? 2 cách điều trị cận loạn thị
Cận loạn thị có thể do nhiều nguyên nhân, tình trạng này làm cho người bệnh cảm thấy gặp khó khăn trong sinh hoạt, khi cần nhìn rõ sự vật như mờ, nhòe, nhức đầu… Cùng tìm hiểu với vivision kid về tật khúc xạ này nhé.
Cận loạn thị
Cận loạn là gì?
Việt Nam hiện nay có khoảng 14-36 triệu người mắc tật khúc xạ bởi vậy đây được coi là vấn đề nóng hổi và luôn được quan tâm. Trong đó, ghi nhận trường hợp trẻ mắc cùng lúc cận thị và loạn thị ngày càng nhiều.
Cận loạn thị là tình trạng khi mắt bị cả hai vấn đề cận thị và loạn thị cùng tồn tại.
Cận thị là tình trạng khiến cho mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật trong khoảng cách gần.
Trong khi đó, loạn thị làm cho hình ảnh của vật trở nên mờ và nhòe, dù là ở tầm nhìn gần hay xa.
Mức độ của mỗi loại tùy thuộc vào số đi-op của mỗi người và mỗi loại có thể ảnh hưởng đến thị giác và cuộc sống hàng ngày của người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Không thể khẳng định rằng cận thị hay loạn thị loại nào nặng hơn, vì mỗi người có thể trạng riêng và tác động của từng loại cũng khác nhau.
Dù là cận thị hay loạn thị, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Phân loại cận loạn thị
Cận loạn thị cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau như:
- Mắt bình thường: Không có loạn thị hay loạn thị bằng 0
- Loạn thị nhẹ: Độ loạn thị nhỏ hơn -1.00D
- Loạn thị trung bình: Độ loạn thị từ -1.00D đến -2.00D
- Loạn thị nặng: Độ loạn thị lớn hơn -3.00D
Nguyên nhân của tật cận loạn thị
Nguyên nhân của cận thị do các trục nhãn cầu quá dài khiến các tia sáng không hội tụ đúng ở võng mạc, còn đối với loạn thị là kết quả của một giác mạc không được tròn đều ở các hướng làm cho ánh sáng hội tụ ở nhiều điểm khác nhau ở phía trước và sau võng mạc gây ra loạn thị.
Cận loạn thị còn có thể xuất hiện do sẹo giác mạc hoặc các phẫu thuật tại mắt như ghép giác mạc, cắt bỏ mộng…
Triệu chứng của tật cận loạn thị
Một số triệu chứng thường gặp của người mắc tật cận loạn thị như:
- Mắt mờ, nhoè hình ảnh bị mờ nhòe ở cả xa và gần
- Đau mỏi mắt
- Nhức đầu
- Gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách, nhất là khi lái xe ban đêm
Điều trị cận loạn thị thế nào?
Đeo kính thuốc
Tất cả các tật khúc xạ đều có thể cải thiện tầm nhìn bằng việc đeo kính thuốc. Một số ưu điểm của việc sử dụng kính thuốc như:
- Có nhiều sự lựa chọn như kính gọng hoặc kính áp tròng
- Chi phí phù hợp
- Có thể phù hợp trong nhiều mục đích sử dụng
- Dễ dàng tìm mua để sử dụng
Tuy nhiên, việc đeo kính thuốc cũng có một số nhược điểm như:
- Với kính gọng, khi độ cận loạn càng lớn thì mắt kính càng dày, tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng việc lựa chọn kính có chiết suất lớn hơn
- Với kính áp tròng, có thể gây viêm nhiễm, trầy xước giác mạc nếu không được bảo quản kỹ
- Chi phí các loại kính cận loạn thị thường cao hơn so với kính dùng để chỉnh các tật khúc xạ đơn lẻ
Phẫu thuật
Tình trạng độ cận loạn quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và tiến hành phẫu thuật cận/loạn thị để cải thiện tình trạng này. Điều trị cận loạn bằng Laser là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn cao, tính chính xác và hiệu quả sau phẫu thuật được cho là rất tốt.
Tuy nhiên nhược điểm là: chi phí cao, là phương pháp xâm lấn trên mắt nên người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ, tránh có những biến chứng sau phẫu thuật.
Nên làm gì khi phát hiện mắt bị cận loạn thị?
Khi phát hiện bị cận loạn thị, nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng, hãy đến ngay các phòng khám, bệnh viện uy tín có chuyên môn cao thăm khám kịp thời để biết được tình trạng của mắt.
Việc đeo một chiếc kính đúng độ và trục sẽ giúp mắt cải thiện thị lực, đỡ đau mỏi mắt tránh tình trạng mắt ngày càng tệ hơn. Tuy nhiên kính cận loạn thường sẽ khó thích nghi hơn so với các loại kính khác, trong lần đầu sử dụng có thể bị chóng mặt nhức đầu, tuy nhiên người bệnh không cần quá lo lắng vì sau vài ngày sẽ quen dần.
Đối với các trường hợp phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chú ý nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đeo kính bảo vệ mắt trong 3 ngày đầu và không tham gia các hoạt động thể thao trong 1 tháng sau khi mổ.
Xây dựng một chế độ thực đơn giàu vitamin A, B, D bằng các thực phẩm như thịt bò, cà rốt, súp lơ xanh… để bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho mắt, giúp đôi mắt khỏe hơn.
Lời khuyên:
Cận loạn thị là đang tật khúc xạ có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Tật khúc xạ này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang có những biểu hiện như trên, hãy đến gặp các bác sĩ và chuyên gia khúc xạ để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị thích hợp nhé. Thêm nữa, nếu bạn đã được xác định mắt cận loạn thì, đừng quên đi khám thường xuyên để được theo dõi và điều trị một cách tốt nhất.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tật cận loạn thị, bạn có thể đặt lịch khám tại vivision kid để các chuyên gia giúp bạn chẩn đoán xác định và trả lời các thắc mắc nhé.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: