Cận thị đeo kính gì? Lời khuyên dành cho người cận thị

Cận thị đeo kính gì hay bị cận thì đeo kính gì là câu hỏi mà 1 số người đang thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này.

Tìm hiểu chung về cận thị

Can-thi-2

Cận thị

Cận thịtật khúc xạ thường gặp hiện nay, là tình trạng trục nhãn cầu dài hơn so với người bình thường, khiến cho người mắc có thể nhìn rõ ở gần nhưng nhìn mờ ở xa.

Cận thị thì đeo kính gì để điều chỉnh?

Người ta dùng 1 thấu kính phân kỳ để điều chỉnh ảnh từ phía trước võng mạc đến đúng vị trí của hoàng điểm trên võng mạc.

Nếu kính phân kỳ này quá công suất thì ảnh sẽ bị đẩy ra phía sau võng mạc, ngược lại nếu công suất của kính nhỏ hơn thì ảnh sẽ không đến được võng mạc nên bệnh nhân thấy nhìn mờ.

Can-thi-deo-kinh-gi

Điều chỉnh cận thị bằng thấu kính phân kỳ

Người cận thị gặp những khó khăn gì?

Can-thi-deo-kinh-gi

Cận thị thường gặp khó khăn gì?

Khi tới khám, bệnh nhân cận thị thường phàn nàn rằng:

  • Nhìn mờ ở xa
  • Nheo mắt khi nhìn xa
  • Mỏi mắt
  • Nhức mắt
  • Chảy nước mắt

Cận thị đeo kính gì?

Cận thị là tình trạng ánh sáng sau khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc. Do đó, người bị cận thị cần dùng thấu kính phân kỳ (kính cầu lõm – lõm ở giữa và dày ở 2 bên) để điều chỉnh ánh sáng hội tụ trên võng mạc giúp bệnh nhân nhìn rõ các vật ở xa.

Tùy theo độ cận thị thấu kính sẽ có các tiêu cự và độ dày khác nhau. Hiện nay, kính gọng và kính tiếp xúc là hai loại thấu kính chính sử dụng cho người cận thị.

Kính gọng

Cham-soc-mat-can-thi-nhu-the-nao

Đeo kính đúng độ

Là loại kính gồm tròng kính và gọng kính. Tròng kính hiện nay có nhiều loại như: tròng thủy tinh, tròng nhựa, tròng Polycarbonate hoặc tròng Trivex,…

Ưu điểm:

  • Tầm nhìn tốt, rõ ràng
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh, gió, bụi
  • Mắt vẫn duy trì độ ẩm, ít bị khô như kính tiếp xúc
  • Dễ đeo, dễ tháo, dễ sử dụng.
  • Phù hợp mọi lứa tuổi
  • Chi phí rẻ, sử dụng được lâu

Nhược điểm:

  • Trường nhìn hẹp do bị chắn bởi gọng kính
  • Đeo kính lâu và cận cao sẽ có thể khiến mắt nhìn bị “dại”
  • Không thích hợp khi chơi thể thao hay hoạt động mạnh
  • Dễ bị hơi nước làm mờ, nhất là trong thời tiết nhiều sương mù, mưa

Kính tiếp xúc

Can-10-do-co-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Em bé đeo kính áp tròng

Là loại kính đeo trực tiếp trên bề mặt giác mạc, nên có yêu cầu cao về vệ sinh và bảo quản. Khó đeo, tháo hơn kính gọng nhưng có trường nhìn rộng hơn.

Ưu điểm:

  • Tầm nhìn tốt, rõ ràng
  • Nhỏ, tiện, dễ đem theo
  • Trường nhìn rộng
  • Tăng tính thẩm mỹ
  • Phù hợp với chơi thể thao, hoạt động mạnh
  • Ít nguy cơ rơi vỡ

Nhược điểm:

  • Đeo, tháo kính khó khăn, cần học nếu là lần đầu sử dụng
  • Thời gian sử dụng tối đa 8 tiếng mỗi ngày
  • Dễ khô mắt
  • Yêu cầu cao về vệ sinh, bảo quản
  • Dễ gây viêm nhiễm
  • Không sử dụng khi mắt đang có vấn đề đau, viêm,…
  • Không sử dụng được lâu 

Cách đeo kính an toàn – hiệu quả

Để sử dụng kính an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Đeo kính đúng độ
  • Đeo kính đúng tâm mắt
  • Chọn loại kính phù hợp
  • Nếu cận cao, nên chọn tròng kính chiết suất cao cho mỏng, nhẹ

Lời khuyên dành cho người bị cận

Vì mỗi loại kính có thời gian sử dụng khác nhau và tình trạng cận thị có thể tiến triển, nên để đảm bảo thị lực tốt nhất bạn nên thăm khám thường xuyên, thay kính mới khi tăng độ hay khi hư hỏng, gãy vỡ.

  • Kính gọng: khuyến cáo thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm. Nếu xuất hiện tình trạng trầy xước thì bạn nên thay kính mới dù còn thời gian sử dụng.
  • Kính tiếp xúc: khuyến cáo thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng. Hiện nay, có nhiều loại kính tiếp xúc trên thị trường, mỗi loại có thời gian sử dụng khác nhau, từ 1 lần, 1 tuần, 1 tháng,… Cần bảo quản và vệ sinh kính thật kỹ tránh tình trạng viêm nhiễm. 

Hãy chăm sóc mắt mình thật kỹ bạn nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ qua hotline 0868823566 hoặc đặt lịch khám tại đây.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.