Cận thị học đường ở trẻ và 5 dấu hiệu nhận biết

Cận thị học đường đang là một vấn đề nan giải ở lứa tuổi học sinh. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy tham khảo bài viết của vivision kid để nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị cận thị, nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho con.

1. 5 dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị học đường

Cận thị là một trong các tật khúc xạ rất phổ biến hiện nay. Bố mẹ có thể phát hiện con mình bị cận thị dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Khó khăn khi chép bài trên bảng: Bạn có thể thấy con mình phàn nàn về việc không nhìn thấy rõ chữ trên bảng, khó khăn khi chép bài. Đây là 1 trong 5 dấu hiệu rất thường gặp khi bị cận thị.
  • Cúi sát vào sách vở khi học bài: Khi quan sát con học bài, bố mẹ có thể thấy trẻ cúi sát vào sách vở mới nhìn được rõ chữ. 
  • Xu hướng tiến gần lại tivi để xem: Nếu trước đây trẻ có thể ngồi ở xa để xem tivi thì lúc bị cận thị, trẻ thường muốn lại gần tivi để xem rõ hơn.
  • Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu: Đây là một biểu hiện của trẻ bị cận thị giúp trẻ nhìn rõ hơn khi quan sát các vật hoặc đọc sách. 
  • Dụi mắt: Bạn quan sát thấy con thường dụi mắt khi nhìn tập trung lâu vào vật gì đó, hãy lưu ý con bạn có thể đang bị cận thị.
Tre-dui-mat-khi-xem-dien-thoai-lau

Trẻ dụi mắt khi xem điện thoại lâu

2. Nguyên nhân dẫn tới cận thị học đường là gì?

Có 2 nhóm cận thị chính là: 

  • Cận thị bẩm sinh: Đây là một bệnh lý di truyền, chiếm tỉ lệ thấp.
  • Cận thị học đường: Là nhóm cận thị rất phổ biến, mắc phải do các thói quen sai lầm trong quá trình học tập.

Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây cận thị học đường sẽ giúp các bậc phụ huynh bảo vệ con trẻ khỏi tật cận thị. Vậy, các nguyên nhân gây cận thị học đường bao gồm:

  • Điều kiện ánh sáng không đủ: khi không đủ ánh sáng nơi ngồi học hoặc sinh hoạt, nguy cơ bị cận thị sẽ tăng lên nhiều lần. 
  • Thường xuyên cúi sát khi ngồi học: trẻ thường cúi gập người khi ngồi học, có thể do bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi hoặc do trẻ nhìn không rõ, buộc phải cúi sát vào sách vở. Tư thế này ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ, đồng thời gây những tác động xấu đến sự phát triển chiều cao và khung xương của trẻ. 
Ngoi-sai-tu-the-la-nguyen-nhan-hang-dau-khien-tre-bi-can-thi

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị cận thị

  • Thường xuyên xem thiết bị điện tử trong thời gian dài: việc các trẻ nhìn chăm chú vào tivi, điện thoại trong thời gian dài đã vô tình hủy hoại đôi mắt của trẻ. Ánh sáng từ màn hình các thiết bị này có tác động trực tiếp tới các tế bào biểu mô sắc tố ở võng mạc. Ngoài ra, việc sử dụng liên tục các thiết bị điện tử khiến mắt phải điều tiết thường xuyên, làm gia tăng cận thị. 

3. Cần làm gì để bảo vệ mắt trẻ khi bị cận thị học đường?

Cận thị nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, nếu độ cận thị tăng cao mà không được chẩn đoán sớm có thể dẫn đến nhược thị. Đây là tình trạng có đeo kính nhưng thị lực của trẻ sẽ không thể lên được mức tối ưu nhất. 

Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cùng vivision kid bảo vệ mắt cho trẻ bị cận thị học đường bằng các biện pháp sau: 

  • Quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử: việc quy định khoảng thời gian sử dụng thiết bị điện tử giúp trẻ giảm thiểu các tác động xấu từ ánh sáng được phát ra từ màn hình tivi, điện thoại,… Đồng thời, dùng các thiết bị này trong thời gian ngắn giúp mắt không phải điều tiết liên tục. Bạn có thể quy định với trẻ cứ 20 phút sử dụng thiết bị điện tử sẽ phải để mắt nghỉ một lần, nhìn ra bên ngoài, nhằm tránh tình trạng mỏi mắt, khô mắt. 
  • Điều chỉnh tư thế thích hợp: Một tư thế ngồi học đúng sẽ có tác động tích cực đến thị lực của trẻ. Vì vậy, để bảo vệ trẻ khỏi tật cận thị, các bậc phụ huynh hãy tập cho con tư thế ngồi học đúng: mắt cách vở khoảng 25-30 cm, ngồi thẳng lưng, hai tay đặt lên bàn, ngực cách bàn 1 nắm tay. Đồng thời, cẳng chân tạo với đùi một góc 90 độ, bàn chân không gác lên ghế. 
  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời: hoạt động, vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được nhìn xa, mắt được nghỉ ngơi. Hãy tạo cho con thói quen sinh hoạt ở ngoài trời, những nơi đủ ánh sáng. 
  • Bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho mắt: Để có được một đôi mắt khỏe mạnh, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng như vitamin A, C, E, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa…Về mặt dinh dưỡng, các sản phẩm tốt cho mắt phổ biến hiện nay là: các loại trứng, sữa, cá, rau củ quả có màu vàng, màu cam như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,… hoặc các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, súp lơ,…

4. Phương pháp điều trị cận thị học đường

Khi trẻ được chẩn đoán bị cận thị học đường, trẻ có thể được điều trị theo các phương pháp sau: 

4.1. Kính gọng

Đeo kính gọng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, an toàntiết kiệm nhất để điều trị cận thị. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rõ một số nhược điểm khi sử dụng kính gọng để tư vấn cho con như: cảm giác bất tiện, vướng víu khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, khi đi trời mưa sẽ bị chói, nhìn khó khăn hơn,…

4.2. Kính Ortho-K

Ortho-K là kính tiếp xúc cứng nhằm chỉnh hình giác mạc đeo vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình mỗi đêm đeo khoảng 6-8 giờ). Vì vậy, ưu điểm của kính Ortho-K là ban ngày vẫn học tập, sinh hoạt bình thường chứ không cần đeo kính. Đồng thời, Kính Ortho-K làm hạn chế tiến triển của cận thị

Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ có độ cận tăng nhanh; những người cận thị không muốn phẫu thuật hay chưa đủ 18 tuổi (tức là chưa đủ tuổi phẫu thuật). 

Nhược điểm của kính Ortho-K là giá thành cao, hiệu quả không cao với các trường hợp cận thị nặng. Ngoài ra, nếu vệ sinh không đúng cách, khả năng bị viêm nhiễm mắt sẽ tăng lên.

4.3. Kính áp tròng

Kính áp tròng (còn gọi là kính tiếp xúc) cũng là một phương pháp điều trị cận thị tương đối phổ biến. Hiện nay còn có loại kính áp tròng đa tiêu cự, tức là có các vùng tiêu cự khác nhau. Trung tâm của kính để tập trung vào tầm nhìn xa, còn các phần viền của thấu kính được cấu tạo để làm mất nét tầm nhìn bên (ngoại vi). Việc làm mờ tầm nhìn ngoại vi có thể làm chậm sự phát triển của cận thị.

Một số người thích sử dụng loại kính áp tròng bởi tính thẩm mỹ cao của nó. Tuy nhiên, nhược điểmmắt dễ bị kích ứng, khô mắt, chi phí thay kính tương đối cao. Ngoài ra, nếu không đảm bảo vệ sinh đúng cách, kính áp tròng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở mắt.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.