Chắp và lẹo mắt là gì? Cách phân biệt 2 bệnh lý này

Chắp và lẹo ở mắt là một trong số các bệnh thường gặp do viêm nhiễm ở vùng mi mắt gây ra. Cả hai tình trạng đều gây cương tụ, sưng nề và đau vùng bờ mi. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy chắp và lẹo mắt là gì? Phân biệt chắp và lẹo, triệu chứng và cách xử trí như thế nào?

Nguyên nhân của chắp và lẹo mắt

Chắp mắt

Chap-va-leo

Chắp mắt

Chắp là sự tắc nghẽn tuyến Meibomius (là các tuyến tiết ra lớp mỡ của màng phim nước mắt, lớp mỡ này được tiết ra mỗi khi bạn chớp mắt và được dàn đều trên bề mặt mắt để nuôi dưỡng mắt) dẫn đến ứ đọng chất tiết trong tuyến này. Các bệnh lý khiến màng xuất tiết của tuyến Meibomius dày lên bất thường sẽ làm tăng nguy cơ tắc tuyến Meibomius.

Triệu chứng

  • Đau nhức nhẹ khi sờ, tập trung khu trú tại vùng trung tâm mi mắt. Ban đầu chỉ là nốt sần nhỏ sau dần sưng to và vỡ ra sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng (2-8 tuần). Nếu sưng quá to sẽ đè lên giác mạc gây nhìn mờ.
  • Đa phần phát triển hướng ra phía trước da còn số ít sẽ ở phía kết mạc (phía trong mi mắt).

Lẹo mắt

Chap-va-leo-mat

Lẹo mắt

Lẹo là dạng nhiễm trùng cấp tính do Staphylocoque có thể xảy ra ở tuyến Meibomius gọi là lẹo trong (rất hiếm gặp) hay ở tuyến Zeis (nang lông mi) gọi là lẹo ngoài. Sự tắc nghẽn có thể liên quan tới viêm bờ mi.

Triệu chứng

  • Cộm mắt
  • Tấy đỏ
  • Chảy nước mắt
  • Sợ ánh sáng
  • Đau nhức nhiều ở bờ mi, phủ tỏa lan quanh mi, sau nhiều ngày xuất hiện mủ ở chân lông mi. Có thể tự vỡ sau 2-4 ngày.

Đối tượng dễ bị chắp và lẹo mắt

  • Người đã từng bị trước đây
  • Sử dụng mỹ phẩm nhưng tẩy trang không đúng cách
  • Những người mắc bệnh viêm bờ mi
  • Mắc bệnh toàn thân khác: Đái tháo đường…

Điều trị, phòng ngừa chắp và lẹo

  • Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày, đeo kính chống bụi khi ra ngoài
  • Chườm ấm 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút kết hợp mát xa nhẹ vùng mi mắt.
Chap-leo
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc kháng sinh dạng nước(mỡ) tra mắt để giảm triệu chứng, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tra thuốc.
  • Chích/nạo: Với một số trường hợp mắc quá lâu và triệu chứng không thuyên giảm cần tới cơ sở khám chữa bệnh để lấy sạch chất tiết phòng ngừa tái phát.
  • Không dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm trong thời gian bị lẹo, chắp.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay chích rạch tại nhà vì dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan ra các vùng khác ở mi mắt.

Biến chứng của chắp và lẹo

  • Chắp và lẹo nếu không được điều trị dứt điểm sẽ biến chứng thành chắp.
  • Mổ chắp lấy quá nhiều sụn có thể làm biến dạng mi tạo lông xiêu.
  • Trường hợp chắp tái phát nhiều lần và không điển hình cần phải lấy mẫu vật làm xét nghiệm sinh thiết đề phòng ung thư.

Qua bài viết trên vivision kid tin rằng bạn đã có thêm kiến thức về sức khoẻ mắt và bạn cũng hoàn toàn có thể phân biệt chắp và lẹo rồi đúng không!

Để có một đôi mắt khỏe đẹp chúng ta nên đi thăm khám ngay khi thấy có triệu chứng bất thường về mắt hoặc tái khám định kì 3-6 tháng một lần.

Với đội ngũ y bác sĩ tận tâm cùng trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, vivision kid chính là phòng khám uy tín tại Hà Nội chuyên thăm khám các bệnh về mắt, đặc biệt là mắt trẻ em. Để được tư vấn và đặt lịch khám, quý khách hãy liên hệ qua số hotline 0868.823.566. vivision kid nâng niu đôi mắt trẻ thơ!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.