Chữa cận thị không cần đeo kính – 5 phương pháp tốt nhất
Chữa cận thị không cần đeo kính hiện đang được áp dụng rất nhiều trong điều trị cận thị. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm khác nhau. Cùng vivision kid tìm hiểu về 5 phương pháp chữa cận thị hay dùng hiện nay nhé.
Cận thị là gì?
Cận thị là tình trạng rối loạn thị giác khiến mắt bị mờ khi nhìn các vật ở xa và đeo kính gọng được chỉnh đúng số thường là phương pháp để điều trị cận thị phổ biến nhất hiện tại.
Tuy nhiên, hầu hết các bố mẹ đều muốn tìm cách cho trẻ cận thị không cần đeo kính, kể cả các bạn ấy cũng muốn bản thân không cần đeo kính để có thể thoải mái tham gia các hoạt động.
Chữa cận thị không cần đeo kính bằng kính Ortho-K
Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ cận thị mà không cần dùng đến yếu tố phẫu thuật dành cho những người chưa đủ tuổi hoặc không muốn phẫu thuật.
Phương pháp này giúp duy trì hoặc đẩy lùi độ cận cho bệnh nhân bằng cơ chế đè dẹt giác mạc làm mỏng hơn bề mặt giác mạc trong thời gian ngủ qua đêm. Khi ngủ dậy, bạn hoàn toàn có thể tháo kính ra mà thị lực vẫn sẽ rõ như bình thường.
Đối tượng phù hợp sử dụng kính Ortho-K
- Trẻ em bị cận thị có thị lực khi chỉnh kính thấp, đang trong tiến trình tăng độ cận
- Người bị bất đồng khúc xạ gặp khó khăn trong việc đeo kính gọng đúng độ
- Người gặp khó khăn hoặc chưa cảm thấy thoải mái khi đeo kính gọng.
- Các đối tượng chơi thể thao, cần hoạt động mạnh thường xuyên và dễ tiếp xúc các môi trường bụi bẩn.
- Trẻ nhỏ chưa đủ tuổi để phẫu thuật cận thị hoặc không muốn phẫu thuật nhưng có thể hợp tác hướng dẫn đeo kính.
Đối tượng không phù hợp sử dụng kính Ortho-K
- Đối tượng đang bị tổn thương bề mặt nhãn cầu, nhiễm trùng mí mắt, có bất thường khác trên giác mạc.
- Đối tượng mắc bệnh toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp…
- Dị ứng với thuốc ngâm bảo quản kính trong quá trình sử dụng.
- Thường xuyên mẫn cảm khi đeo kính như : ngứa mắt hoặc đỏ mắt.
Ortho K là phương pháp có tác dụng làm hạn chế sự tăng độ cận trong thời gian đeo kính. Nguyên lý hoạt động là đè dẹt 1 phần trung tâm giác mạc để triệt tiêu độ cận tạm thời.
Do vậy khi bạn ngừng sử dụng phương pháp này thì bề mặt giác mạc sẽ dần quay về độ cong ban đầu trong thời gian ngắn tức độ cận sẽ quay trở về như trước khi áp dụng phương pháp .
Chữa cận thị bằng Lasik
Phương pháp này tạo một lớp vạt mỏng khoảng 120 micron(12mm) bao gồm biểu mô và nhu mô được tạo bằng một dao vi phẫu cơ học tự động. Lớp biểu mô trong phẫu thuật Lasik được giữ nguyên vẹn nên thị lực nhanh lành, khó để lại sẹo.
Đây là phương pháp chữa cận thị không cần đeo kính được sử dụng khá nhiều cho các bạn trên 18 tuổi hiện nay.
Đối tượng sử dụng
Phương pháp LASIK được áp dụng cho các trường hợp bị cận thị, viễn thị, loạn thị đáp ứng được các điều kiện sau:
- Người trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi.
- Độ cận của mắt ổn định trong vòng 6 tháng gần đây, độ cận không thay đổi quá 0.25 – 0.5 Diop
- Độ cận thị tối đa đến -14 Diop, loạn thị tối đa 5 Diop.
- Giác mạc đảm bảo độ dày để phẫu thuật cận thị và không có bệnh lý giác mạc chóp.
Chống chỉ định phẫu thuật Lasik
Phương pháp LASIK không dùng cho những người có tật cận thị kèm các đặc điểm sau:
- Giác mạc không phù hợp: Giác mạc quá mỏng, có bệnh lý giác mạc hình chóp.
- Mắc các bệnh lý mắt đang tiến triển: bệnh viêm giác mạc, tăng nhãn áp, thoái hóa võng mạc, bị khô mắt nặng, nhiễm Herpes ở mắt,…
- Bệnh lý đi kèm: Người có bệnh lý tự miễn,…
- Đối tượng: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Chữa cận thị bằng laser- Femto Lasik
Chữa cận thị bằng laser giúp tạo vạt giác mạc một cách chính xác lên bề dày. Nhờ đó trong quá trình phẫu thuật sẽ làm giảm tình trạng gặp các triệu chứng nguy hiểm như thủng, rách vạt, vạt cắt dở dang.
Phẫu thuật Femto Lasik được đánh giá an toàn hơn dao cơ học.
Vạt giác mạc liền lại tự nhiên nên có nhiều nguy cơ sau khi phẫu thuật. Khi bệnh nhân dụi tay lên mắt trong những ngày đầu hậu phẫu thuật có thể gây bong tróc vạt giác mạc hoặc nhăn rách gây giảm thị lực.
Sau khoảng 3 đến 6 tháng, nguy cơ này thấp hơn tuy nhiên, nếu gặp chấn thương mạnh từ ngoại lực vào mắt vẫn có thể gây sự cố.
Phẫu thuật Relex- Smile
Đây là phương pháp phẫu thuật đang được đánh giá có mức độ an toàn nhất hiện nay vì vạt giác mạc khoảng 2mm(so với những phương pháp khác là 12mm).
Phương pháp này hạn chế được các biến chứng như nhăn, bong rách lớp vạt giác mạc. Tuy nhiên chi phí khá cao.
Phẫu thuật nội nhãn
Phương pháp đặt thấu kính nội nhãn, bảo toàn tối đa cấu trúc giác mạc giúp Phakic ICL có ngưỡng điều trị rộng (Từ mắt có độ cận tới 18 diop hoặc viễn thị tới 10 diop, hay đi kèm loạn thị tới 6 diop). Đây được coi là phương pháp tối ưu cho mắt có giác mạc mỏng, không thể phẫu thuật được bằng các phương pháp chữa cận thị bằng laser. Sau phẫu thuật Phakic ICL, thị lực cải thiện tốt với độ sắc nét và chất lượng thị giác cao.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp đặt thấu kính nội nhãn là giá thành cao hơn rất nhiều so với phẫu thuật Lasik. Ngoài ra cũng có thể gặp tỷ lệ tăng nhãn áp sau phẫu thuật.
Lời khuyên
Hiện nay, dù có rất nhiều phương pháp chữa cận thị không cần đeo kính, tuy nhiên chưa có phương pháp nào được cho là phù hợp với tất cả bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân sẽ có các thông số, yếu tố đặc thù để phù hợp với một phương pháp nhất định. Do đó, bố mẹ đưa con đi khám để được các bác sĩ nhãn khoa hoặc các chuyên viên khúc xạ giúp tư vấn để đưa ra quyết định tốt nhất nhé.
Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp cho con, hãy đặt lịch khám tại vivision kid để các bác sĩ tư vấn và giúp bạn lựa chọn phương pháp thích hợp nhé.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: