Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là 1 cách vì sao không nên thử?
Đau mắt đỏ( còn gọi là viêm kết mạc) do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu và phế cầu gay ra. Đau mắt đỏ khá phổ biến và điều trị nó như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
1. Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không liệu có thực sự hiệu quả
Những biểu hiện điển hình kèm theo của đau mắt đỏ:
- Mắt bị đỏ
- Ngủ dậy thấy xuất hiện nhiều rỉ mắt
- Khó chịu và cộm như xuất hiện dị vật trong mắt
Biểu hiện ít gặp hơn:
- Chảy nước mắt
- Sưng mi mắt
- Mệt mỏi
- Sưng ở hạch sau tai
Nếu được khám và điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi bằng thuốc Tây Y trong vòng 4-5 ngày. Nhiều người đã chọn chữa bệnh bằng phương pháp dân gian như sử dụng lá trầu không do ngại tâm lí uống thuốc tây. Tuy nhiên việc sử dụng lá trầu không chữa đau mắt đỏ là phương pháp vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân là do việc đắp hoặc xông các loại lá này không có chừng mực có thể gây kích ứng mắt, bỏng giác mạc, loét giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề. Bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu, mắt đỡ cộm và đỡ ngứa khi xông hơi bằng lá trầu và lầm tưởng rằng lá trầu có thể giúp cải thiện đau mắt đỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chưa chứng minh rằng lá trầu không giúp giảm đau mắt đỏ. Không chỉ vậy, sử dụng sai cách có thể gây nhiễm khuẩn nặng hơn, đặc biệt là khi lá không được rửa sạch trước khi xông.
2. Vì sao không nên tự chữa đau mắt đỏ tại nhà
Điều đáng lo ngại là hiện vẫn còn nhiều người sử dụng các phương pháp truyền miệng để tự điều trị đau mắt đỏ, chẳng hạn như đắp hành củ, lá trầu không, lá dâu tằm hoặc thậm chí nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ em bị đau mắt đỏ. Vì phụ huynh sử dụng các “mẹo” không khoa học, nhiều em nhỏ đã bị tổn hại thị lực.Tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị các bệnh về mắt là rất nguy hiểm nếu nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh chưa được xác định.
Bệnh nhân có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn như đau nhức, giảm thị lực hoặc sợ ánh sáng chỉ được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Thuốc này được kê đơn, vì vậy chỉ nên dùng nó theo đơn của bác sĩ.
Một số phương pháp trong điều trị trong viêm kết mạc như:
- Thuốc nhỏ mắt
Một lượng nhỏ nước muối hoặc nước mắt nhân tạo có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Thuốc nhỏ kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị đau mắt do dị ứng. Lưu ý rằng không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt và rửa tay sau khi sử dụng thuốc.
- Chườm lạnh
Khi chườm nóng không cải thiện đau mắt đỏ, người bệnh có thể thử chườm lạnh hoặc ngược lại. Hãy đắp khăn sạch với nước lạnh đã vắt khô lên mắt để làm dịu và giảm sưng. Bệnh nhân xuất hiện nhiều lần trong ngày. Tránh để khăn quá lạnh vì nó có thể làm tồi tệ hơn bệnh. Chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải.
- Sử dụng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm viêm hoặc một số thuốc dị ứng khác cũng sẽ giúp cải thiện đau mắt đỏ.
3. Các lưu ý trong điều trị và phòng tránh đau mắt đỏ
- Không đụng tay vào miệng, mũi hoặc dụi mắt; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khẩu trang, kính mắt, khăn mặt và lọ thuốc nhỏ mắt.
- Vệ sinh mắt, mũi và họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng đồ dùng và vật dụng của bệnh nhân.
- Người bị đau mắt đỏ hoặc người nghi bị đau mắt đỏ phải hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị nhanh chóng. Không tự ý điều trị mà không có hướng dẫn từ một nhà cung cấp dịch vụ y tế.
4. Nên đi khám đau mắt đỏ ở đâu
Để tránh các biến chứng và những rủi ro không cần thiết thì việc lựa chọn phòng khám đau mắt đỏ cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám đau mắt đỏ:
- Đầu tiên bạn nên tìm một bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín để khám và tư vấn. Bác sĩ mắt sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về mắt.
- Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ: Khi bác sĩ chuyên khoa kê đơn hoặc chỉ định điều trị, hãy tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc như đã được hướng dẫn. Không sử dụng thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ thị.
- Trang bị bảo vệ cá nhân: Do đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm, bạn nên đảm bảo rằng bạn đã đeo khẩu trang, kính bảo hộ và vệ sinh tay đúng cách trước khi đến bệnh viện. Điều này bảo vệ bạn và ngăn ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng
- Không chạm mắt: Đừng chạm vào mắt bằng tay chưa rửa; gãi mắt có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.
Và cuối cùng bạn nên theo dõi diễn biến của bệnh, kịp thời can thiệp nếu có bất thường xảy ra, tái khám theo quy định của bác sĩ để điều trị dứt điểm hoàn toàn,
Đau măt đỏ là bệnh lý có thể tự khỏi nhưng cũng có thể để lại di chứng sau này nếu không biết cách giữ vệ sinh đúng cách. vivision kid – Trung Tâm mắt trẻ em có các bác sĩ chuyên môn cao về điều trị đau mắt đỏ, là nơi cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Đăng ký lịch thăm khám ngay tại : Đặt lịch khám vivision kid.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.