Chữa hết cận thị giả bằng nước mắt nhân tạo?

Cận thị giả và cách chữa cận thị giả đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó có phương pháp sử dụng nước mắt nhân tạo để chữa cận thị giả đã và đang được kiểm chứng về tính hiệu quả.

Triệu chứng của cận thị giả

Cận thị giả không phải là một bệnh lý cố hữu mà thường chỉ là một hiện tượng thoáng qua, tạm thời gây khó khăn trong việc nhìn vật ở khoảng cách xa.

Trong cận thị giả, khả năng khúc xạ của mắt tạm thời thay đổi, làm cho hình ảnh của vật thể khi nhìn sẽ tập trung trước võng mạc, tương tự như tình trạng cận thị thực sự.

Nguyên nhân của hiện tượng này thường liên quan đến sự co thắt thoáng qua của cơ mi mắt, làm tăng tạm thời công suất khúc xạ của mắt. 

Dấu hiệu của cận thị giả có thể bao gồm những biểu hiện như:

  • Mắt mệt mỏi, cảm giác nhức nhối, hoặc thậm chí là chảy nước mắt sau những thời gian căng thẳng như ôn thi hay làm việc với cường độ cao.
  • Khả năng nhìn xa giảm, và thường xuyên phải nheo mắt để có thể nhìn rõ hơn cũng là một dấu hiệu phổ biến.

Ban đầu, việc đeo kính cận có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng sau 1-2 tuần, có thể xuất hiện cảm giác mỏi mắt, đau nhức, thậm chí đau đầu và thị lực suy giảm dần.

Nếu tiếp tục đeo kính mà không phù hợp với số đo độ cận, có thể làm mắt phải làm việc quá nhiều, dẫn đến tình trạng cận thị thực sự.

Vậy cận thị giả có nguyên nhân từ đâu?

Dấu hiệu chính của cận thị giả thường xuất hiện khi làm việc trong khoảng cách gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết liên tục, gây mệt mỏi thị giác, tuy nhiên, việc sử dụng kính cận có thể tạm thời cải thiện tình trạng này.

Do yếu tố chủ quan người bệnh thường tự ý đi cắt kính để đeo nhưng việc tự cắt kính mà không có sự tư vấn từ chuyên gia sẽ khiến cận thị trở nên trầm trọng hơn.

Cận thị giả còn bắt nguồn từ những vấn đề có sẵn ở mắt như chấn thương mắt, viêm thể mi, hay sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa atropin trong thời gian dài,…

Ngoi-lau-truoc-man-hinh-may-tinh-co-the-gay-can-thi-gia

Ngồi lâu trước màn hình máy tính có thể gây cận thị giả

Cận thị giả có nguy hiểm không?

Cận thị giả không thường gây nguy hiểm ngay khi mắc, nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn nếu không được chăm sóc hoặc điều trị kịp thời.

Nếu không phát hiện kịp thời, cận thị giả có thể khiến người bệnh chọn sai kính.

Đeo kính sai độ trong một thời gian dài gây ra mệt mỏi mắt, đau đầu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thậm chí còn dẫn đến cận thị thực sự vì mắt phải làm việc quá tải.

Sự chậm trễ trong việc chăm sóc cũng có thể làm tình trạng cận thị trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra khó khăn trong việc điều trị và điều chỉnh lại thị lực. 

Nước mắt nhân tạo có chữa được cận thị giả không?

Câu trả lời chính xác cho câu hỏi nước mắt nhân tạo có chữa được cận thị giả không là: không. Vì cận thị giả không phải là bệnh lý của mắt mà chỉ là tình trạng tạm thời, dễ điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống hoặc nghỉ ngơi.

Nước mắt nhân tạo thường được sử dụng để giảm khô mắt hoặc cải thiện độ ẩm trong mắt, giúp giảm các triệu chứng không thoải mái khi làm việc trong môi trường khô hanh hoặc ngồi lâu trước màn hình máy tính.

Tuy nhiên, nó không phục hồi hay cải thiện được vấn đề này.

Để điều trị cận thị giả, cần tư vấn của chuyên gia để có biện pháp nghỉ ngơi chăm sóc cho mắt hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt.

Trong trường hợp mức độ nặng cần đo kính đeo chuyên dụng, điều chỉnh kính để cải thiện thị lực và đeo kính cho tới khi mắt được phục hồi. 

Su-dung-nuoc-mat-nhan-tao-khong-chua-can-thi-gia

Sử dụng nước mắt nhân tạo không chữa cận thị giả

Điều trị cận thị giả như thế nào?

1 số trường hợp không bắt buộc phải đeo kính hoặc can thiệp y khoa đặc biệt trừ những trường hợp nặng. Thay vào đó, có một số phương pháp đơn giản như:

  • Tập mắt: Tập mắt bao gồm các hoạt động như nhìn xa ra, nhìn cây xanh, hoặc tập trung nhìn vào các vật nằm ở xa để giúp mắt thư giãn sau thời gian làm việc ở khoảng cách gần;
  • Tuân thủ thời gian nghỉ ngơi cho mắt:  Là một phần quan trọng trong việc điều trị cận thị giả. Khi làm việc trước màn hình máy tính hoặc đọc sách lâu, hãy ngắm vật nằm ở khoảng cách xa, rồi sau mỗi 20-30 phút làm việc, hãy cho mắt nghỉ trong khoảng 5-10 phút để giúp giảm áp lực cho mắt;
  • Khoảng cách làm việc: Khoảng cách làm việc cũng vô cùng quan trọng trong điều trị cận thị giả. Khi đọc sách hoặc làm việc gần, hãy đảm bảo có đủ khoảng cách an toàn giữa mắt và vật để giảm áp lực lên mắt.
    Điều này giúp tránh căng thẳng cho mắt và giảm triệu chứng của cận thị giả;
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như vitamin A, C, E, omega 3,… giúp cho đôi mắt khoẻ, tránh được cận thị giả nói riêng và các bệnh về mắt khác nói chung. 
nen-danh-thoi-gian-nghi-ngoi-cho-mat

Nên dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt

Trong trường hợp cận thị giả mức độ nặng mà áp dụng các phương pháp trên đều không có hiệu quả, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chỉ định đeo kính mắt chuyên dụng trong một khoảng thời gian đến khi mắt trở lại như bình thường.

Độ dài của khoảng thời gian đeo kính sẽ do bác sĩ quyết định và người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian đeo kính theo chỉ định của bác sĩ.

Không được ngừng đeo kính trong thời gian sớm hơn chỉ định khi chưa khỏi bệnh và cũng không đeo kính quá lâu gây hại cho sức khoẻ đôi mắt. 

Vấn đề này nếu không điều trị sẽ dẫn tới đeo kính sai độ, gây mỏi mắt, đau mắt, đau đầu, lâu dần sẽ gây cận thị thật sự.

Vì vậy trước tình trạng mờ mắt, nhìn vật ở xa không rõ hoặc nghi ngờ cận thị, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở khám mắt uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán chắc chắn là cận thị giả hay thật và có phương pháp điều trị thích hợp.

Tránh tự ý đi mua kính cận ở các cửa hàng kính không rõ chuyên môn về mắt khiến tình trạng nặng thêm và khó điều trị hơn sau này. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.