Có bao nhiêu cách để giảm độ cận ? Liệu có hiệu quả hay không 

Trong thời đại khi Công nghệ càng ngày phát triển vượt bậc, con người gắn bó hơn với các thiết bị máy tính và di động để phục vụ cho công việc, cuộc sống thì tỉ lệ cận thị cũng tăng theo. Vậy có cách nào để giảm độ cận không? 

 

1. Có bao nhiêu cách để giảm độ cận? 

Cách để giảm độ cận là gì? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Bởi độ cận thị có xu hướng trở nặng hơn trong quá trình sinh hoạt, có thể dẫn tới đục thuỷ thể tinh sớm, hoặc thậm chí là bệnh thoái hoá võng mạc và các bệnh lý nguy hiểm khác về mắt.

Tuy nhiên trên thực tế thì chưa có một phương pháp nào giúp giảm độ cận một cách tự nhiên. Có 2 cách duy nhất có thể triệt tiêu độ cận thị tạm thời, đó là Phẫu thuật và sử dụng kính áp tròng ban đêm chỉnh hình Ortho-K.

  • Phẫu thuật Lasik là phương pháp khuyên dùng nhất cho những người muốn xoá cận triệt để. Bên cạnh ưu điểm là gần như có thể xoá cận hoàn toàn sau khi phẫu thuật thì người bệnh có thể sẽ gặp một số triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng 1 thời gian ngắn sau đó hoặc thậm chí có thể gây ra tình trạng khô mắt dai dẳng trong nhiều tháng tiếp theo. Đúng là có thể xoá cận hoàn toàn sau phẫu thuật nhưng người bệnh hoàn toàn có thể bị cận thị lại một lần nữa nếu không giữ gìn và chăm sóc mắt cẩn thận. 
  • Ortho-K, một thuật ngữ mới nổi trong ngành y tế mắt nhưng sự lan tỏa cực kỳ lớn vì hiệu quả siêu việt, đặc biệt là với trẻ em dưới 18 tuổi cũng có thể sử dụng. Với ưu điểm là chỉ cần đeo kính ban đêm và có thị lực tốt trong suốt cả ngày hôm sau mà không cần hỗ trợ bằng kính gọng. Tuy nhiên rất cần sự kỉ luật trong việc vệ sinh kính thường xuyên và cẩn trọng trong việc tháo lắp kết hợp tái khám đầy đủ để tránh xuất hiện những biến chứng viêm không mong muốn.

2. Vì sao cận thị không giảm được?

Cận thị có tính chất tiến triển chứ không giảm được. Vì sao? Cùng đi vào những thông tin về cận thị tiến triển sau đây. 

Can-thi-o-tre-em

Cận thị ở trẻ em

Cận thị thường xuất hiện trong tuổi ấu thơ do các tác nhân ngoại lai vô tình gây hại cho mắt, sự dài ra của nhãn cầu và tiến triển tăng dần theo thời gian. Thời điểm có khả năng tiến triển cận thị cao độ cận sẽ xảy ra từ 7 tuổi đến khoảng 16 tuổi. Tùy vào mỗi người, Cận thị cao độ có thể bắt đầu sớm hơn và thời gian kéo dài lâu hơn.

Theo một khảo sát của Đại Học Y Hà Nội, Có khoảng 50% số người ổn định độ cận ở tuổi 15-16, tuy nhiên với những người khác thì độ cận có thể tăng tiến triển tiếp tục đến khi 24 tuổi. Cận thị nặng khi cận thị tiến triển đến độ cận -6.00 D hoặc cao hơn. 

Đối với trẻ nhỏ, càng bị cận thị sớm thì khả năng tiến triển càng lớn và có thể chuyển hóa thành cận thị nặng càng cao. 

3. 3 phương pháp giảm tốc độ tăng của cận thị

Cận thị là không thể thuyên giảm, tuy nhiên trên thế giới đã có những phương pháp có khả năng  kiểm soát tiến triển cận thị 1 cách tối ưu. Sau đây là 3 phương pháp hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng: 

3.1. Nhỏ thuốc nhỏ Atropine

Atropine là thuốc nhỏ mắt kiểm soát tiến triển cận thị phổ biến nhất hiện nay. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng cơ chế tác dụng của Atropin là thông qua các thụ thể, đặc biệt là thụ thể Muscarinic trong võng mạc, củng mạc,… để làm chậm lại và ức chế sự phát triển độ dài của trục nhãn cầu, từ đó có thể kiểm soát được độ cận thị ở trẻ.

Thuoc-nho-mat-Atropin-khong-lam-giam-do-can

Thuốc nhỏ mắt Atropin chỉ kiểm soát chứ không giảm độ cận

 

3.2. Kính gọng kiểm soát cận thị: Myovision 

Một trong những phương pháp mới đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kiểm soát cận thị ở trẻ em là sử dụng tròng kính Myovision có cấu tạo đặc biệt được sản xuất bởi  ZEISS.

  • Tròng kính ZEISS MyoVision Pro làm giảm kích thích của nhãn cầu và làm chậm quá trình tiến triển của cận thị 
  • Tròng kính ZEISS MyoKids giảm non độ cận điều tiết tới hơn 30% so với các loại kính đa tròng truyền thống được sử dụng để kiểm soát cận thị. Myokids  làm giảm nguy cơ tiến triển cận thị ở trẻ em rất tốt và mang lại lợi ích cho sức khỏe thị lực về sau. 
Trong-kinh-Myovision

Tròng kính Myovision

Xem thêm về tròng kính Myovision tại : Tròng kính Myovision (link vivision kid)

3.3. Ortho-K  

Phương pháp Ortho-K chuyên điều trị tật khúc xạ cận thị tạm thời mà không cần dùng đến phẫu thuật, chỉ cần sử dụng kính áp tròng cứng có chức năng thấm khí được thiết kế riêng theo từng chỉ số của mỗi người.

Kinh-ap-trong-Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K

 

Ortho-K được sử dụng vào ban đêm trước khi đi ngủ, trong khi ngủ, các ống khí dần định hình bề mặt giác mạc làm giảm độ dày giác mạc, từ đó giảm độ khúc xạ giúp mắt có thể nhìn rõ ràng vào ngày hôm sau. Có 2 mục tiêu khi đeo Ortho-K :

  • Chính sửa độ khúc xạ ở giác mạc khi bệnh nhân cận loạn và viễn thị.
  • Kìm hãm sự tiến triển của cận thị thông qua việc đeo hàng đêm giúp tạo hiệu ứng cận thị hoá vùng rìa. 

Ngoài ra có thể cân nhắc kết hợp các phương pháp,bạn nên lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh và có chỉ định của chuyên gia bác sĩ trong từng trường hợp.

 

(hình ảnh vivision kid) 

Cận thị không thể giảm nhưng có thể hạn chế sự tiến triển của nó. Các phương pháp kiểm soát cận thị tiến triển đang được áp dụng khắp tại các cơ sở khám mắt, tuy nhiên bố mẹ cần đến đúng nơi có chuyên môn về mắt trẻ em để được tư vấn và điều trị đúng phác đồ, tránh mang lại những hậu quả khó lường nhé

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.