Có phải đau mắt thường gặp ở trẻ em trai nhiều hơn ở trẻ em gái?
Đau mắt ở trẻ em thường xuất hiện ở lứa tuổi 4,5 tuổi, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn tại sao đau mắt hay gặp ở trẻ trai và cách để cha mẹ chăm sóc cho đôi mắt của các bé.
1. Đau mắt ở trẻ em theo mùa.
1.1.Biểu hiện của bệnh lý viêm kết mạc mùa xuân
Đau mắt ở trẻ em theo mùa hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân nên được gọi tên là viêm kết mạc mùa xuân.
Bệnh có liên quan trực tiếp đến phản ứng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng toàn thân và triệu chứng tại mắt. Các triệu chứng toàn thân như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,… thường là khởi đầu cho các triệu chứng khác tại mắt như:
- Đỏ mắt: triệu chứng đỏ mắt khá phổ biến, ít khi nghiêm trọng và có thể tự hết.
- Cộm như có dị vật trong mắt.
- Ngứa mắt kiểu nóng rát là một triệu chứng điển hình.
- Chảy nước mắt kèm theo tiết chất nhầy màu vàng hoặc trắng.
- Một số bé còn xuất hiện tình trạng sưng nề và sụp mi. Cảm giác ngứa, khó chịu khiến các bé vô thức đưa tay lên dụi mắt, điều này càng làm bệnh nặng thêm.
1.2. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc mùa xuân là các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá, mỹ phẩm, bọ mạt nhà,… Khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên này, chúng sẽ kích thích phản ứng dị ứng bên trong cơ thể trẻ và gây bệnh.
Vào mùa đông xuân, mật độ các dị nguyên tăng lên khiến cho tần suất mắc viêm kết mạc mùa xuân cũng tăng lên đáng kể.
1.3.Các bệnh viêm kết mạc khác
Các triệu chứng tại mắt trên cũng có trong các bệnh về mắt do các nguyên nhân khác như đau mắt do nhiễm vi khuẩn, virus nên dễ gây nhầm lẫn.
Trong viêm kết mạc do virus, mắt tiết dịch nhiều, trong suốt hơn trong khi viêm kết mạc do vi khuẩn lại xuất hiện nhiều gỉ mắt và chất nhầy màu vàng, xanh hơn.
Ngoài ra sự lặp lại có chu kì theo mùa của viêm kết mạc mùa xuân lại là một điểm khác biệt quan trọng để phân biệt với những bệnh lý khác.
2. Có phải đau mắt thường gặp ở trẻ em trai nhiều hơn ở trẻ em gái?
Viêm kết mạc mùa xuân thường khởi phát ở độ tuổi từ 4,5 tuổi đến 13 tuổi, tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh thường cao hơn trẻ nữ. Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh mạn tính xen kẽ những đợt cấp theo mùa hoặc khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn với những dấu hiệu tương tự. Trong một số trường hợp bệnh thuyên giảm khi trẻ đến độ tuổi dậy thì.
Bệnh phổ biến ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới điển hình như Việt Nam. Viêm kết mạc mùa xuân thường xảy ra vào mùa đông xuân hoặc xuân hè.
Đau mắt ở trẻ em còn có thể do các nguyên nhân khác không phải dị ứng như các bệnh viêm kết mạc do virus, vi khuẩn, dị vật,…
Trong trường hợp này căn nguyên gây bệnh không còn là yếu tốt nội sinh như trong viêm kết mạc mùa xuân mà là yếu tố ngoại sinh từ ngoài môi trường.
Theo đó chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc mùa xuân so với các bệnh lý viêm kết mạc do nguyên nhân khác cũng có sự khác biệt đáng kể.
3. Viêm kết mạc mùa xuân có lây không?
3.1. Viêm kết mạc mùa xuân có lây không?
Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh lý liên quan đến dị ứng và tần suất mắc nhiều hơn trên các cơ địa mẫn cảm.
Trẻ có tiền sử gia đình có bố mẹ, người thân cũng mắc viêm kết mạc mùa xuân, hay tiền sử mắc các bệnh dị ứng như chàm cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, vẩy nến,…thường có nguy cơ mắc viêm kết mạc mùa xuân cao hơn các trẻ khác.
Vì vậy viêm kết mạc mùa xuân không phải là bệnh lý có khả năng lây lan, khác với viêm kết mạc cho virus – một bệnh có khả năng lây lan rất mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của bệnh nhân.
3.2. Cách phòng tránh viêm kết mạc mùa xuân
Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh mạn tính hay tái phát, tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh nhưng các bệnh pháp phòng tránh sẽ giúp hạn chế tần suất mắc bệnh một cách đáng kể.
Cha mẹ nên biết cách giữ vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ cũng như hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen không đưa tay lên dụi mắt, tránh làm nặng lên tổn thương viêm kết mạc.
Tránh để trẻ tiếp xúc với các kháng nguyên gây dị ứng. Ví dụ dị nguyên là bọ mạt nhà, cha mẹ nên vệ sinh chăn màn ga gối của trẻ thường xuyên, để trẻ sống trong một môi trường sống sạch sẽ, ít khói bụi.
Trong trường hợp tác nhân gây dị ứng là phấn hoa thì rất khó để không tiếp xúc hoàn toàn nhất là vào thời điểm hoa nở trong năm, tuy nhiên cha mẹ cũng có thể hạn chế cho trẻ bằng cách không trồng hoa trong nhà và trong không gian sinh hoạt của trẻ.
Kể cả đối với những trường hợp chưa xác định được dị nguyên gây bệnh thì trẻ cũng có thể hạn chế mắc bệnh với các biện pháp phòng tránh đã nêu trên.
Hướng dẫn trẻ áp dụng các phương pháp bảo vệ mắt đúng cách như: đeo kính khi đi bơi, khi tiếp xúc với bụi bẩn, khi ra đường để tránh nhiễm trùng cho mắt.
Sử dụng đúng cách mỹ phẩm và kính tiếp xúc để không gây hại cho mắt.
Dị ứng là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý tại mắt tiêu biểu là viêm kết mạc mùa xuân. Ngoài những dị nguyên đã nêu trên như phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc lá, bụi bẩn, bọ mạt nhà,… thì có rất nhiều trường hợp không xác định được chính xác dị nguyên gây bệnh.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện và phòng khám uy tín để làm test dị nguyên và tìm ra kháng nguyên gây bệnh.
Bằng cách này, cha mẹ sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và hạn chế trẻ tiếp xúc với dị nguyên một cách tối đa nhất.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc trẻ không chỉ về vấn đề trẻ bị viêm kết mạc mùa xuân mà còn các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Ba mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến khám tại vivision kid nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: