Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ – phân biệt với bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Nhận biết đau mắt đỏ ở trẻ em không còn quá xa lạ với các gia đình có trẻ nhỏ. Vậy các bố mẹ đã biết đến bệnh viêm kết mạc mùa xuân ở trẻ chưa? Hãy lưu ngày một vài dấu hiệu sau đây để đảm bảo con bạn sẽ tránh được những nguy cơ mắc hai bệnh trên
Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là bệnh do virus hoặc vi khuẩn tấn công vào lớp màng trong suốt bao bọc bên ngoài nhãn cầu gây ra hiện tượng viêm nhiễm, xung huyết với biểu hiện dễ nhận biết nhất, xuất hiện đầu tiên đó chính là đỏ mắt.
Bệnh đau mắt đỏ hay xuất hiện ở trẻ em đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo – tiểu học do môi trường đông đúc, bệnh lại tính chất dễ lây lan qua đường tiếp xúc. Đau mắt đỏ có thể xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè.
Để phát hiện sớm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, bố mẹ nên chú ý một số triệu chứng nổi bật sau:
- Đỏ mắt: triệu chứng khởi phát đầu tiên. Ban đầu có thể đỏ một bên mắt, thường lan từ ngoài vào trong, sau đó đỏ lây sang mắt còn lại. Hiện tượng này là do mạch máu của nhãn cầu bị giãn, xung huyết dưới tác động của các yếu tố gây viêm;
- Ngứa mắt: Bố mẹ thấy trẻ dụi mắt nhiều, hoặc với trẻ lớn kêu ngứa, cộm mắt kèm chảy nước mắt;
- Gỉ mắt xuất tiết nhiều, dính xung quanh mi mắt, quan rõ vào buổi sáng khi trẻ mới ngủ dậy, nhiều đến mức có thể khó mở mắt;
- Ngoài ra, cần lưu ý đặc biệt ở trẻ đau mắt đỏ dễ trở nặng và có biến chứng: trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, trẻ có bệnh nền nặng, sốt cao hoặc nổi hạch ở một vài vị trí …
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Bệnh Viêm kết mạc mùa xuân là một dạng bệnh dị ứng thường xảy ra vào mùa xuân – mùa hè, tác nhân chủ yếu gây bệnh thường là phấn hoa vì phấn hoa có kích thước nhỏ dễ phát tán trong không khí hoặc thậm chí dính trên côn trùng. Bệnh tìm thấy ở nam nhiều hơn nữ và chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh viêm kết mạc mùa xuân có thể phát triển đến tuổi dậy thì và tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp bệnh phát triển ở cả người lớn tuổi.
Viêm kết mạc mùa xuân có liên quan đến di truyền, thường xuất hiện ở trẻ có tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, nổi chàm trên da khi thay đổi thời tiết. Hoặc bản thân người bệnh cũng mang bệnh dị ứng như trên.
Nguyên nhân gây bệnh: Đúng như tên của nó, bệnh viêm kết mạc mùa xuân tiến triển theo chu kỳ (kịch phát vào mùa xuân hè, thuyên giảm vào mùa đông) Sự thay đổi của thời tiết và môi trường có nhiều các vi hạt dễ kích thích kết mạc khi tiếp xúc như phấn hoa bay trong không khí, thậm chí có thể là lông thú cưng, bụi mịn, thời tiết…..
Bệnh có cơ chế dị ứng rõ ràng, xong dị nguyên (yếu tố gây bệnh) cụ thể vẫn còn đang bàn cãi. Hiện nay tại các cơ sở y tế đều có xét nghiệm test dị nguyên trực tiếp trên cơ thể người bệnh để tìm ra thủ phạm gây kích ứng. Có đến vài chục dị nguyên, mỗi lần xét nghiệm có thể test được nhiều dị nguyên nghi ngờ.
Nhìn chung, tỷ lệ tìm thấy dị nguyên trên người dị ứng với một loại tác nhân là thấp, còn tỷ lên tìm thấy dị nguyên trên người dị ứng với nhiều loại thì xác xuất cao hơn, nhưng những trường hợp này người bệnh thường phải chấp nhận sống chung với dị nguyên vì không thể tránh được, ví dụ như thời tiết,… chính vì thế viêm kết mạc mùa xuân có thể tiến triển thành mạn tính.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc mùa xuân, có những điểm tương đồng và không tương đồng với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em:
- Ngứa mi và mắt là triệu chứng điển hình của viêm kết mạc mùa xuân, đặc biệt xuất hiện thành từng cơn, khiến cho trẻ khó chịu đến mức dụi mắt liên tục. Đôi khi kèm cảm giác nóng rát trong mắt;
- Dịch tiết mắt nhiều, dai dính có thể kéo thành sợi, màu vàng hoặc màu trắng tạo thành gỉ mắt đóng dính lại, vào buổi sáng mới ngủ dậy có thể khiến trẻ khó mở mắt. Nếu bội nhiễm, gỉ mắt chuyển màu xanh;
- Cộm mắt như có dị vật kẹt trong mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt;
- Trong các đợt kịch phát thì kết mạc đỏ lên phía rìa bên ngoài. Mí mắt sụp xuống, phát triển nhú hình đa giác màu trắng hồng điển hình trên kết mạc sụn (hình minh họa) Nhú kích thước to hay nhỏ tùy vào tần suất tái mắc của người bệnh;
- Một vài trường hợp viêm tái đi tái lại nhiều lần không khỏi có thể tiến triển nặng dẫn đến viêm loét giác mạc, loét kết mạc, ảnh hưởng nặng nề đến thị lực của trẻ.
Phân biệt bệnh đau mắt đỏ và viêm kết mạc mùa xuân
Để dễ dàng phân biệt hai bệnh, bố mẹ hãy theo dõi bảng sau đây:
Đặc điểm | Đau mắt đỏ | Viêm kết mạc mùa xuân |
Đối tượng | Trẻ nhỏ | Thanh thiếu niên |
Thời điểm | Mùa xuân – hè | Mùa xuân – hè |
Nguyên nhân | Thường do virus, vi khuẩn
Không có tính chất dị ứng |
Có tính chất dị ứng, tái đi tái lại khi gặp yếu tố kích ứng thuận lợi |
Đặc điểm bệnh | Hay xuất hiện ở một mắt sau đó lan sang cả hai mắt | Thường khởi phát cả hai mắt cùng nhau |
Tính chất lây nhiễm | Lây qua đường tiếp xúc dịch tiết | Không lây nhiễm |
Di truyền | Không di truyền | Có tính chất di truyền |
Vậy, yếu tố dị ứng và mùa đóng vai trò lớn trong phát hiện và điều trị viêm kết mạc mùa xuân. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu nghi ngờ, đừng quá lo lắng, hãy cho trẻ đi kiểm tra các yếu tố gây dị ứng (dị nguyên) để phát hiện sớm viêm kết mạc mùa xuân, giúp bố mẹ chủ động phòng cho trẻ tránh tiếp xúc với dị nguyên.
Bài tóm tắt trên đã giúp bố mẹ bé có những thông tin cơ bản về hai bệnh. Đau mắt đỏ không phải một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng phòng đau mắt đỏ là cách an toàn nhất để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến mắt bé sau này. Bố mẹ còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ với vivision kid để được tư vấn cụ thể!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: