Đau mắt đỏ và những lầm tưởng rằng trẻ sơ sinh không mắc bệnh
Đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, mặc dù bệnh có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu cho con bạn. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh nhé!
1. Trẻ sơ sinh có bị đau mắt đỏ không?
Hiện nay, đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng bao gồm trẻ em, người lớn, người già. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non là đối tượng nhạy cảm rất dễ mắc các bệnh mắt do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đó là tình trạng viêm (sưng, đỏ) ở kết mạc. Kết mạc là lớp màng trong suốt bao phủ phía trên phần lòng trắng của mắt và bên trong mi mắt. Bệnh viêm kết mạc còn được dân gian gọi là đau mắt đỏ vì khi mắc bệnh mắt sẽ có màu đỏ.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có biểu hiện bao gồm: mi mắt bị sưng, đỏ và trở nên nhạy cảm. Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể do tắc lệ đạo, nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn, truyền từ mẹ sang con.
Người mẹ không có biểu hiện bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể mang mầm bệnh và truyền sang cho con trong khi sinh.
Đau mắt đỏ do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) là bệnh truyền nhiễm,vì vậy trẻ có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với các vật dụng hoặc dịch tiết của người mắc hoặc có thể lây qua mẹ trong lúc sinh.
2. Tại sao trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?
- Miễn dịch
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn rất yếu do chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ mắc các bệnh. Khi mắc bệnh đau mắt đỏ trẻ khó có thể tự khỏi được.
- Lây nhiễm chéo
Đau mắt đỏ có thể bắt nguồn từ việc nhiễm trùng mắt hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng tự nhiên.
Đau mắt đỏ do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) rất dễ lây lan. Có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua dịch tiết từ mắt, mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh khi chạm, ho hoặc hắt hơi.
Vì vậy, em bé có thể đã lây bệnh từ những người khác trong gia đình khi họ chơi và tiếp xúc gần trẻ. Người mắc đau mắt đỏ cũng có thể lây bệnh cho trẻ qua đồ chơi, các vật dụng, ngón tay hoặc khăn tắm.
Nếu em bé của bạn chưa đầy một tháng tuổi, bé có thể đã nhiễm bệnh khi đi qua đường âm đạo của mẹ trong khi sinh.
- Dị ứng tự nhiên
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc cũng có thể do phản ứng dị ứng của cơ thể gây ra. Cơ thể có các phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, thời tiết, hóa chất… Bệnh viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm chéo, thường cả 2 mắt đều đỏ. Có nhiều khả năng trẻ có tiền sử dị ứng. Trẻ có thể có các triệu chứng bao gồm ngứa hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt. Trẻ bị viêm kết mạc dị ứng thường dụi mắt rất nhiều.
Bệnh có thể do dầu gội, mỹ phẩm, khói tác động hoặc bắn vào mắt và gây đỏ. Việc vệ sinh mắt để rửa sạch hóa chất có thể khiến mắt đỏ và kích ứng.
Khi cơ thể của trẻ mỗi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có thể làm Bệnh viêm kết mạc dị ứng tái phát. Vì thế, viêm kết mạc dị ứng sẽ có tần suất mắc cao hơn so với đau mắt đỏ do nhiễm trùng.
3. Yếu tố quan trọng trong phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Yếu tố quan trọng nhất trong phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là vấn đề vệ sinh, chăm sóc trẻ kỹ càng.
Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm theo con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh và chưa có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho trẻ trong vòng một tuần. Vì vậy, cần:
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên và đúng cách trước khi tiếp xúc với trẻ để ngăn chặn lây nhiễm.
- Giặt quần áo trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng với chất tẩy rửa.
- Không để bất cứ ai trong gia đình dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn tắm hoặc khăn mặt, vỏ gối với trẻ.
Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bố mẹ vệ sinh mắt cho trẻ nếu trẻ chảy nước mắt, dính dử mắt bằng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc thấm nước ấm. Nếu một mắt trẻ bị bệnh, cần lau sạch bên mắt không bệnh trước, lấy hết dử ghèn, sau đó chuyển sang mắt bị bệnh. Việc này tránh làm lây sang mắt không bị bệnh.Vứt bỏ khăn, gạc đã dùng, rửa sạch tay và chậu sau khi vệ sinh mắt cho trẻ để tránh tái nhiễm.
Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhằm hạn chế tái Viêm kết mạc dị ứng. Khi tắm gội cho trẻ không được để nước chứa sữa tắm hay dầu gội dính vào mắt trẻ.Trẻ có tiền sử viêm kết mạc dị ứng vào mùa có nhiều bụi, phấn hoa bố mẹ nên đóng kín cửa để những tác nhân này không bay vào nhà.
Tóm lại, đau mắt đỏ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng viêm ngày càng nặng hơn, khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Đặc biệt có thể có các biến chứng nghiêm trọng như viêm giác mạc, loét giác mạc gây giảm thị lực. Khi thấy con có các dấu hiệu bất thường tại mắt tuyệt đối bố mẹ không tự ý mua thuốc để nhỏ cho trẻ, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để được chẩn đoán và xử trí đúng cách.
Trung tâm mắt trẻ em vivision kid tự hào có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia mắt dày dặn kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Mắt Trung Ương với kinh nghiệm điều trị thành công các bệnh mắt cho trẻ. vivision kid sẽ đồng hành cùng bố mẹ bảo vệ và chăm sóc đôi mắt trẻ thơ.
Liên hệ hotline 033.4141.213 hoặc website vivision kid.vn để được tư vấn đặt lịch và thăm khám ngay nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.