Điều trị loạn thị bẩm sinh – 1 số dấu hiệu của loạn thị
Điều trị loạn thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ cũng là một vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Vậy làm sao để biết con mình có bị loạn thị bẩm sinh hay không? Cùng vivision kid đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Thế nào là loạn thị bẩm sinh? Phân loại các loại loạn thị
Trẻ khi sinh ra đã có giác mạc bị biến dạng bất thường, không giữ được độ cong vốn có, khiến các tia sáng hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên mắt thì được gọi là loạn thị bẩm sinh.
Khi bị loạn thị, trẻ nhìn các vật mờ cả nhìn xa lẫn nhìn gần. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc một bên mắt.
Loạn thị được chia làm 2 loại:
- Loạn thị đều: Là loạn thị mà độ cong giác mạc/thể thủy tinh không đều và các kinh tuyến loạn thị luôn cách nhau 90 độ (vuông góc với nhau), có sự chuyển biến liên tiếp của tật khúc xạ từ kinh tuyến này sang kinh tuyến khác, bao gồm 3 loại loạn thị: Loạn thị thuận, loạn thị nghịch, loạn thị chéo
Loạn thị đều có thể điều chỉnh được bằng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng (RGP).
- Loạn thị không đều: Trong loạn thị không đều, các kinh tuyến loạn thị chính xuất hiện ở bất kỳ góc nào khác 90° (nghĩa là chúng không vuông góc với nhau).
Ở loạn thị không đều, độ cong ở mỗi kinh tuyến không đồng nhất mà thay đổi từ điểm này sang điểm khác.
Loạn thị không đều thường xuất hiện sau phẫu thuật mắt (phẫu thuật khúc xạ LASIK, mổ mộng,…), bệnh lý giác mạc hình chóp,…
Kính gọng rất khó để sử dụng trong trường hợp loạn thị không đều, thường kính áp tròng cứng (RGP) hay được chỉ định trong trường hợp này.
Nguyên nhân của loạn thị bẩm sinh là gì?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loạn thị ở trẻ nhỏ chủ yếu do cấu tạo giác mạc khác thường so bình thường.
Giác mạc bình thường thì có hình cầu, độ cong nhẹ còn giác mạc bị loạn thị thì có hình bầu dục độ cong không đồng đều.
Một số chuyên gia nhận định rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng dẫn đến loạn thị mà không phải đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Những trẻ sinh ra trong gia đình có người thân mắc loạn thị bẩm sinh có nguy cơ mắc loạn thị bẩm sinh cao hơn nhiều so với những trẻ khác.
Nếu chỉ có bố hoặc mẹ trẻ mắc loạn thị bẩm sinh thì nguy cơ trẻ mắc loạn thị bẩm sinh cũng thấp hơn trẻ có cả bố và mẹ mắc loạn thị bẩm sinh.
Thêm vào đó, nếu trẻ bị tổn thương mắt như có sẹo giác mạc, sụp mi cũng có thể gây tật khúc xạ loạn thị.
Dấu hiệu loạn thị ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết
Bố mẹ hãy chú ý những điều sau để biết con mình có bị loạn thị hay không nhé:
- Luôn thấy nhìn mờ dù nhìn xa hay nhìn gần, trẻ nhỏ thường khó phản ánh về vấn đề này, bố mẹ có thể quan sát hành động của con như bé nheo mắt, nháy mắt, tiến sát lại vật để quan sát, đi lại hay vấp,…
- Luôn phải nheo mắt khi nhìn
- Hay kêu đau nhức đầu ở thái dương và vùng trán
- Thường bị chảy nước mắt
- Nhìn hình ảnh thành đôi hay ba hoặc hình ảnh bị méo mó
Nếu có các dấu hiệu trên, bố mẹ không nên lơ là mà nên đưa con trẻ đi khám mắt để kịp thời phát hiện ra tật khúc xạ loạn thị tránh nguy cơ gây nhược thị cho trẻ sau này.
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không – Điều trị loạn thị bẩm sinh
Các trường hợp mắc tật khúc xạ loạn thị có thể điều trị bằng cách sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên cần đi thăm khám mắt để được tư vấn chính xác kính điều trị phù hợp với tình trạng mắt của bé.
Loạn thị bẩm sinh có thể chữa được bằng đeo kính.
Loạn thị bẩm sinh có thể điều chỉnh được nếu được phát hiện, đo khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ gây nhược thị.
Lời khuyên:
Nên đưa trẻ khám mắt vào các thời điểm 1 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi và khám định kỳ 6 tháng 1 lần khi trẻ bắt đầu đi học. Và nên đưa trẻ đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch khám mắt bạn có thể liên hệ với vivision kid qua số hotline 0868823566 hoặc qua website của vivision kid nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: