Đục thể thuỷ tinh nguyên nhân hàng đầu gây mù

Đục thuỷ tinh thể là một tình trạng phổ biến nhất trong các nguyên nhân gây mù loà, đặc biệt ở người già, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và các nguy cơ tiềm ẩn khác. Cùng tìm hiểu đối tượng nguy cơ đục thuỷ tinh thể và cách phòng tránh.

Đục thể thuỷ tinh là gì? Ảnh hưởng của đục thể thuỷ tinh đến mắt

Đục thủy tinh thể hay đục thể thủy tinh (viết tắt là đục TTT) là một bệnh lý phổ biến, được định nghĩa khi mà thủy tinh thể mất đi sự trong suốt, sau đó bị biến dạng làm giảm khả năng truyền ánh sáng từ các vật xung quanh đến đúng vị trí trên võng mạc. Vì vậy, đục thuỷ tinh thể có thể làm giảm thị lực, giảm độ nhạy tương phản ánh sáng, tăng độ lóa, thậm chí mù loà gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Theo báo cáo y khoa, đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù ở người lớn tuổi. Còn ở người trẻ, ảnh hưởng của đục thuỷ tinh thể đến thị lực thường là suy giảm thị lực hay nhược thị ở trẻ em.

Hinh-anh-duc-the-thuy-tinh

Hình ảnh đục thể thủy tinh

Có nhiều dạng đục thuỷ tinh thể, nhưng có 3 dạng thường gặp nhất chính là: 

Đục nhân thủy tinh thể

  • Là hiện tượng nhân thủy tinh thể trở nên vàng và cứng dần do tuổi cao. Ở giai đoạn nặng về sau, thể thuỷ tinh trở nên bị đục tiến triển và có màu nâu đen;
  • Phần vỏ xung quanh thường bị ảnh hưởng theo với mức độ nhẹ hơn, nhưng có thể có các mảng đục không đều ở gần nhân và dần tiến triển xấu đi theo thời gian;
  • Thường đi kèm với tình trạng độ khúc xạ bị dịch chuyển về phía cận thị vì hiện tượng tăng độ đặc, độ cứng và công suất khúc xạ của nhân thủy tinh thể đục;
  • Một vài trường hợp ở bệnh nhân có thể có triệu chứng song thị một mắt
  • Thường làm giảm khả năng phân biệt màu sắc;
  • Bệnh nhân đôi khi có thể có thị lực tốt bất ngờ, không tương xứng với mức độ đục của thuỷ tinh thể.

Đục vỏ thủy tinh thể

  • Bị đục một phần hoặc toàn bộ lớp vỏ bao quanh trung tâm nhân thủy tinh thể;
  • Là dạng đục thuỷ tinh thể có thể xuất hiện bẩm sinh, trong giai đoạn nhũ nhi hoặc ở người già (đục thủy tinh thể tuổi già);
  • Thường có dạng hình chêm và có thể kèm theo mảng đục ở bao sau. Phần xung quanh của vỏ thuỷ tinh thể có thể vẫn trong suốt;
  • Thường do nguyên nhân mắc phải và ở cả hai mắt nhưng có thể không đối xứng;
  • Thường bị đục nhẹ trong giai đoạn sớm và có xu hướng tiến triển nặng dần theo thời gian;
  • Đục theo dạng lớp ở phần vỏ và có xu hướng đẩy về phía trước ra khỏi túi bao trong quá trình hút và rửa các mảnh thuỷ tinh thể;
  • Mắt bệnh nhân thường có kích thước bình thường.

Đục dưới bao sau

  • Nhiều mảng đục không đều hoặc đục một phần, thường có thể thấy ở ngay dưới vùng trung tâm bao sau;
  • Thường vô căn, nhưng cũng có thể là nguyên nhân thứ phát do tiếp xúc với tia bức xạ, chấn thương mắt, tiền sử dùng steroid kéo dài hoặc tiền sử đã từng phẫu thuật nội nhãn;
  • Khác với các loại đục thuỷ tinh thể khác, đục thuỷ tinh thể dưới bao sau thường tiến triển nhanh chóng trong vòng vài tháng và có thể trở thành đục thủy tinh thể trắng đục hoàn toàn;
  • Một số trường hợp có thể cần can thiệp mở bao sau (bằng phẫu thuật hoặc laser-YAG) để loại bỏ hoàn toàn mảng đục, làm trong hoàn toàn trục thị giác. 

Những ai có nguy cơ đục thuỷ tinh thể?

Theo báo cáo, khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực suy giảm chỉ còn < 1/20 là do đục thể thuỷ tinh. Theo nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study, tỷ lệ người mắc bệnh đục thể thủy tinh ở tuổi 55 đến 64 là 4,5%, tăng lên đến 18% ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi và cao nhất ở độ tuổi từ 75 đến 84 là 45,9%.

Hinh-anh-duc-thuy-tinh-the-o-nguoi-lon-tuoi.

Hình ảnh đục thuỷ tinh thể ở người lớn tuổi

  • Các vấn đề về mắt: độ cận thị cao, lão thị, glocom, viêm màng bồ đào…;
  • Các bệnh lý toàn thân: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…;
  • Người phải tiếp xúc lâu dài thường xuyên với tia bức xạ;
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid.

Làm sao để phòng tránh đục thuỷ tinh thể?

Các cách phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả:

  • Bổ sung các chất cần thiết cho mắt như Vitamin A, vitamin C, vitamin E, Omega-3… qua thực phẩm đơn giản như rau rủ, cá biển, các loại đậu. Ăn nhiều đậu lăng, hành, tỏi, rau bina, bắp cải, đậu, giá, và hạt tươi. Không nên ăn nhiều tảo, thực vật biển, sò ốc, các sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, gà công nghiệp… vì đây là những nguồn chứa vanadium có thể gây độc hại cho mắt;
  • Nếu có vấn đề về thị lực mắt, cần đo khúc xạ để đeo kính đúng số độ. Đồng thời, cần xét nghiệm xem có bị ngộ độc chì hay thủy ngân không? Khám định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý toàn thân như suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng mỡ máu;
  • Thường xuyên tẩy giun và khử độc gan định kỳ 6 tháng một lần;
  • Không đọc sách hay nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài. Nếu làm việc trong phòng có máy lạnh, độ ẩm thấp, phải dành thời gian để cho mắt nghỉ ngơi, mỗi giờ nên nhắm mắt trong khoảng 2 phút, ra ngoài hít thở. Trong văn phòng, nên có cây xanh nhỏ để không khí được lọc trong lành;
  • Bảo vệ mắt thường xuyên bằng kính mắt hay mũ. Không nên tiếp xúc trực tiếp với tia UV;
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc cần thiết hơn thì dùng nước mắt nhân tạo để cân bằng độ ẩm cho mắt;
  • Massage mắt 10 phút vào buổi sáng hàng ngày khi ngủ dậy;
  • Ngưng hút thuốc lá vì làm co mạch, giảm máu đến nuôi dưỡng mắt, gây khô mắt.

Đục thủy tinh thể người già xảy ra nguyên nhân chủ yếu do lão hóa. Nếu người bệnh có thể  duy trì được lối sống lành mạnh, tốc độ tiến triển của bệnh sẽ chậm hơn. 

Kham-the-thuy-tinh-o-vivision kid

Khám thể thuỷ tinh ở vivision kid

Bạn muốn một đôi mắt sáng, có thị lực tốt và có cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thoải mái, không bị hạn chế? Nếu vậy, bạn cần đi khám định kỳ, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc những đối tượng có nguy cơ cao, để bác sĩ thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định khi cần thiết để được hướng dẫn phòng chống và phát hiện sớm đục thuỷ tinh thể. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Thuỷ tinh thể