Giác mạc chóp là gì? 4 loại giác mạc chóp điển hình

Giác mạc chóp là một bệnh lý thường xảy ra ở giác mạc 2 mắt dẫn đến nhìn mờ, nhìn thành hai hình, nhạy cảm với ánh sáng, cận và loạn thị không đều, thủng giác mạc, sẹo giác mạc.

Bệnh giác mạc chóp khác như nào với giác mạc bình thường?

Giac-mac-chop

Phân biệt giác mạc chóp và giác mạc bình thường

Giác mạc là một cấu trúc ở trung tâm của bề mặt nhãn cầu, phần phía trước trong suốt của mắt để nhìn thấy mống mắt, đồng tử và thể thủy tinh phía sau.

Giác mạc có vai trò chính là khúc xạ và truyền ánh sáng để mắt có được mức thị lực cao nhất. Giác mạc được nuôi dưỡng bởi nước mắt, oxy môi trường và thủy dịch nằm trong tiền phòng (khoang chứa dịch nằm giữa giác mạc và mống mắt) 

Giác mạc bình thường

  • Giác mạc có độ dày khoảng 500-550 micromet ở trung tâm và dày hơn ở chu vi 700-900 micromet. Đường kính của giác mạc khoảng 10-12mm.
  • Bán kính cong mặt trước của giác mạc trung tâm ở khoảng 7.8 mm

Bệnh giác mạc chóp

Giác mạc chóp là một bệnh lý thường xảy ra ở 2 mắt gây mỏng hóa và giãn lồi giác mạc đặc biệt ở vùng giác mạc không do viêm.

Bệnh lý này dẫn đến nhìn mờ, nhìn thành hai hình, nhạy cảm với ánh sáng, cận và loạn thị không đều, thủng giác mạc, sẹo giác mạc.

Mức độ phổ biến của bệnh giác mạc chóp

Giác mạc chóp có thể ảnh hướng đến 1:2000 trong dân số, tỉ lệ này có thể tăng đến 1:400  tùy vào từng quẩn thể người.

Bệnh này thường gặp ở một số dân tộc tại những nơi có khí hậu khô nóng, đặc biệt là những người gốc Á.

Tỉ lệ nam nữ mắc giác mạc hình chóp gần như ngang nhau tuy nhiên nữ thường có tỉ lệ mắc sớm hơn.

Bệnh giác mạc chóp thường xuất hiện ở ngay trong hoặc sau tuổi dậy thì

Nguyên nhân dẫn đến giác mạc chóp

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giác mạc hình chóp không rõ ràng nhưng có thể kể đến các yếu tố nguy cơ cao như sau:

  • Di truyền: Theo nghiên cứu, tỉ lệ người mắc giác mạc chóp có người thân cũng bị bệnh này gấp 15 – 67 lần so với những người mắc giác mạc chóp nhưng không có người thân bị bệnh này.
  • Môi trường: Áp lực từ mi trên, bệnh lý collagen
  • Nội tiết tố: Liên quan đến tuổi dậy thì
  • Dụi mắt nhiều
  • Dị ứng

Những bệnh toàn thân kết hợp:

  • Hội chứng Down
  • Bệnh lý mô liên kết 
  • Bệnh lý dị ứng hệ thống
  • Bệnh lý tại mắt

Các dấu hiệu và triệu chứng của giác mạc chóp

Giac-mac-chop

Nhìn mờ là biểu hiện của giác mạc chóp

Giai đoạn đầu

Nhìn mờ và biến dạng nhẹ, tăng nhạy cảm với ánh sáng. Phát triển chậm trong 5-10 năm đầu kể từ khi xuất hiện.

Giai đoạn tiến triển

Giai đoạn này thường kéo dài đến 10 năm, có khi đến tận khi 30-40 tuổi. Cận thị, loạn thị không đều tăng lên rõ rệt, thị lực giảm, nhìn mờ ở mọi khoảng cách, thị lực buổi tối cũng giảm đáng kể. Một số người sẽ thấy một mắt tệ hơn nhiều so với mắt kia.

Nhạy cảm với ánh sáng tăng lên thành chứng sợ ánh sáng, mệt mỏi và phải nheo mắt mỗi khi đọc. Ngứa mắt thường xảy ra, ít khi người mắc giác mạc chóp lại thấy đau nên người mắc giác mạc chóp hay có xu hướng dụi mắt nhiều hơn.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh giác mạc chóp: đa hình một mắt – khi nhìn vào một vật bình thường, người mắc giác mạc hình chóp sẽ thấy nhiều ảnh của vật đó ở xung quanh

Các loại giác mạc chóp

Giac-mac-chop

Giác mạc chóp

Phân loại theo mức độ ảnh hưởng

  • Nhẹ
  • Trung bình
  • Nặng

Phân loại theo độ cong giác mạc: Giác mạc càng cong thì mức độ bệnh càng nặng

Phân loại theo độ dày giác mạc trung tâm: Bệnh phát triển càng nặng thì giác mạc càng mỏng

Phân loại theo độ cận/ loạn thị gây ra

Phân loại theo hình dạng của chóp

  • Chóp hình núm
  • Chóp Oval
  • Chóp hình chỏm cầu
  • Thoái hóa

Trên đây là các kiến thức về bệnh giác mạc chóp. Để biết thêm về cách điều trị giác mạc chóp, hãy kích vào Link

Để biết chính xác tình trạng đang gặp phải của mình, hãy đến với vivision kid để đội ngũ y bác sĩ và các chuyên viên khúc xạ nhãn khoa hàng đầu có thể chăm sóc mắt cho bạn nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.