Hậu quả khôn lường khi chủ quan với các biểu hiện của cận thị ở trẻ
Hậu quả của sự chủ quan hoặc lơ là đối với các biểu hiện cận thị ở trẻ có thể là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống học tập của bé. Cận thị ở trẻ, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây ra những tác động đến phát triển thị lực và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Bài viết này sẽ tìm hiểu những hậu quả khôn lường khi bỏ qua các biểu hiện của cận thị ở trẻ. Bố mẹ cần biết thế nào là những dấu hiệu bất thường của trẻ liên quan đến cận thị để có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
Biểu hiện điển hình của cận thị ở trẻ
Cận thị ở trẻ thường xuất hiện với những biểu hiện đặc trưng và việc nhận biết sớm dấu hiệu này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện thị lực của trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của cận thị ở trẻ:
- Nheo mắt khi nhìn xa: Trẻ có thể có thói quen nheo mắt khi nhìn vào những vật ở khoảng cách xa
- Không nhìn rõ chữ trên bảng: Khả năng nhận biết và đọc chữ trên bảng của trẻ giảm, có thể dẫn đến giảm hiệu quả học tập
- Tiến sát lại gần TV: Trẻ thường có thói quen tiến sát lại gần TV để nhìn rõ hơn, đây có thể là dấu hiệu của việc nhìn xa trở lên khó khăn ở cận thị
- Mỏi mắt và nhức mắt: Trẻ có thể phàn nàn về việc mỏi hoặc đau nhức mắt sau khi thực hiện các hoạt động nhìn gần lâu như đọc sách, viết bài, sử dụng điện thoại,…
Những biểu hiện này, nếu được chú ý và xử lý kịp thời, có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của cận thị và đưa ra hướng điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe mắt của trẻ.
Hậu quả trì hoãn đi khám nếu trẻ có biểu hiện của cận thị
Có nhiều trường hợp bố mẹ không phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của con liên quan đến cận thị hoặc chủ quan xem nhẹ những dấu hiệu đó, đến khi đưa con đi khám thì con đã cận 5-6 độ rồi. Việc tăng độ nhanh và cao như vậy khi trẻ còn nhỏ không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kết quả học tập mà còn tăng nguy cơ biến chứng do cận thị như:
- Nhược thị: Là tình trạng mắt mờ, không thể nhìn rõ ở một hoặc cả hai mắt. Thị lực giảm sút do não bộ không thể hoàn toàn nhận diện được hình ảnh từ mắt truyền đến. Khi mắt mắc phải cận thị nặng, sự điều tiết quá mức dẫn đến việc võng mạc không kích, từ đó không truyền tín hiệu hình ảnh một cách rõ ràng. Trong thời gian dài, não bộ sẽ từ bỏ dần hình ảnh được truyền từ mắt yếu, dẫn đến tình trạng thị lực suy giảm vĩnh viễn
- Lác: Là tình trạng đồng tử không cân xứng. Có thể ở một bên mắt hoặc cả 2 bên bị lệch khỏi trục nhãn cầu. Cận thị nếu không được điều trị có thể dẫn đến việc mắt bị lác
- Giảm khả năng nhìn rõ ở xa: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhìn rõ ở xa, điều này ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động học tập và vui chơi ngoài giờ học
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Việc mắc cận thị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ do khó khăn trong việc đọc, viết và tham gia các hoạt động yêu cầu tầm nhìn xa.
Vì vậy, phụ huynh không thể chủ quan khi trẻ có những biểu hiện bất thường khi nhìn xa. Không nên trì hoãn việc đưa bé đi khám mắt vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt và chất lượng cuộc sống của con về sau.
Việc tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của kiểm tra mắt định kỳ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ mắt khi có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến thị lực.
Phương pháp điều trị cận thị
Phương pháp điều trị cận thị có thể bao gồm các phương pháp như sau:
- Kính gọng: Đeo kính gọng là phương pháp điều trị cận thị đơn giản, chi phí hợp lý và phổ biến nhất hiện nay. Nó có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và độ tuổi, đặc biệt là lựa chọn phù hợp cho những người không muốn hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật cận thị. Kính gọng thích hợp cho nhiều trường hợp cận thị nhẹ đến trung bình
- Kính áp tròng mềm: Kính áp tròng mềm cũng có thể được dùng để điều trị cận thị, thẩm mỹ hơn tuy nhiên tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn. Đối với những người không muốn sử dụng kính gọng, kính áp tròng có thể là một lựa chọn thay thế
- Kính Ortho K: Kính áp tròng cứng Ortho K cũng là phương pháp điều trị cận thị nhưng đặc biệt hơn, kính được thiết kế để thay đổi hình dạng của giác mạc khi người đeo đang ngủ. Quá trình này được gọi là “overnight orthokeratology.” Khi đeo đủ thời gian, ngày hôm sau thị lực sẽ cải thiện tạm thời và không cần phải sử dụng đến kính gọng
- Phẫu Thuật: Phương pháp này thường chỉ được xem xét khi độ cận đã ổn định, thường là từ 18 tuổi trở lên. Các phương pháp phẫu thuật LASIK được thực hiện để điều chỉnh hình dạng của giác mạc, từ đó cải thiện khả năng nhìn xa trở lên rõ hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp tập luyện mắt và thăm khám bác sĩ mắt định kỳ để theo dõi và điều trị sớm những vấn đề mới là quan trọng.
Việc chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cận thị, sự thoải mái của bệnh nhân với các lựa chọn khác nhau và khả năng của phương pháp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng trường hợp.
Bố mẹ nên dẫn trẻ đi khám chuyên gia nhãn khoa sớm khi bé có các biểu hiện bất thường liên quan đến cận thị.
Không nên chủ quan mà hãy lưu ý lại những dấu hiệu này và thông báo với bác sĩ nhãn khoa khi dẫn bé đi khám, điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, lựa chọn cơ sở khám mắt uy tín cũng rất quan trọng. vivision kid là một trong những phòng khám mắt uy tín tại Hà Nội với đội ngũ chuyên gia nhãn khoa chuyên môn cao, cơ sở thiết bị hiện đại đảm bảo sẽ đem lại cho người khám trải nghiệm tốt nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: