Khô mắt ở trẻ em và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ em không biết hoặc không biết cách truyền đạt với bạn là con đang bị khô mắt. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát các triệu chứng hằng ngày để nhận biết trẻ đang bị khô mắt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm về các dấu hiệu của khô mắt ở trẻ em.

Khô mắt ở trẻ em xảy ra khi nào?

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, nó được tạo nên từ nhiều bộ phận phức tạp, các cơ quan cùng phối hợp với nhau để có thể đưa hình ảnh từ ngoài vào trong mắt, sau đó lên não xử lý. Trong hệ thống đó, màng nước mắt cũng góp phần đáng quan trọng, nó giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng và tạo môi trường khúc xạ. Thành phần của màng nước mắt quyết định những chức năng này.

Màng nước mắt gồm có 3 lớp theo thứ tự từ trước ra sau, đó là: lớp lipid, lớp nước và lớp nhầy. Mặc dù có các lớp riêng biệt nhưng có một sự tương tác giữa các cấu trúc của màng nước mắt.

3-lop-nuoc-mat

Minh hoạ 3 lớp của màng nước mắt

Lớp lipid được sinh ra bởi tuyến Meibomius, nằm ở mặt sau mi. Lớp này phủ lên màng nước mắt để làm giảm sự bốc hơi của nước. Tắc tuyến Meibomius/viêm bờ mi làm lớp lipid không được bao phủ trên bề mặt màng nước mắt, khiến nước mắt bay hơi nhanh hơn, gây khô mắt.

Lớp nước có chức năng bôi trơn, nuôi dưỡng và bảo vệ bề mặt quang học về mặt cơ học và miễn dịch.

Theo Hội thảo khô mắt quốc tế định nghĩa: Hội chứng khô mắt (còn được gọi là viêm kết – giác mạc hay viêm giác mạc khô) là một bệnh đa yếu tố của nước mắt và bề mặt nhãn cầu dẫn đến khó chịu, rối loạn chức năng thị giác, và mất ổn định màng nước mắt kèm theo khả năng tổn hại bề mặt nhãn cầu.

Khô mắt được phân thành 2 loại chính là khô mắt do thiếu nước và khô mắt do bốc hơi.

Khô mắt do thiếu nước là một bệnh của chức năng nước mắt hoặc do nước mắt không được chuyển vào túi kết mạc. Dẫn đến giảm lưu lượng của nước mắt và giảm thể tích nước mắt ở túi kết mạc (phần lót phía dưới mi mắt).

Khô mắt do thiếu nước có thể do bệnh tuyến lệ, tắc lệ đạo, phản xạ, và do sử dụng thuốc làm giảm sản xuất nước mắt.

Khô mắt do bốc hơi là khi thể tích nước mắt bình thường, nhưng thành phần của màng nước mắt bị tổn hại làm tăng tốc độ bốc hơi nước mắt. Bệnh căn bao gồm thiếu nhớt, bất thường liên quan đến mi mắt, đeo kính tiếp xúc, biến đổi bề mặt, có thể liên quan đến các bệnh bề mặt nhãn cầu như viêm, nhiễm trùng…

Tóm lại, khô mắt ở trẻ xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Khô mắt do thiếu nước;
  • Khô mắt do bốc hơi;
  • Khô mắt do thay đổi bề mặt (viêm, nhiễm trùng);
  • Khô mắt do sử dụng thuốc (thuốc toàn thân, thuốc tại mắt, chất bảo quản trong thuốc);
  • Khô mắt do môi trường khô, khói bụi bẩn;
  • Khô mắt do đeo kính áp tròng;
  • Khô mắt do sử dụng các thiết bị điện tử (TV, máy tính, điện thoại, ipad…)sớm;
  • Do trẻ suy dinh dưỡng (thiếu vitamin A).
Kho-mat-o-tre-do-dung-thiet-bi-dien-tu

Khô mắt ở trẻ do dùng thiết bị điện tử

Triệu chứng trẻ bị khô mắt gặp phải

Hội chứng khô mắt ở người lớn gây khó chịu và mệt mỏi, khô mắt ở trẻ em cũng giống vậy. Một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải khi bị khô mắt đó là:

  • Trẻ cảm thấy khô và nóng mắt;
  • Cảm giác cộm, dặm trong mắt;
  • Chớp mắt thường xuyên, nháy mắt;
  • Dụi mắt khi cảm thấy khó chịu;
  • Đỏ mắt;
  • Cảm giác dị vật như có cát, bụi trong mắt;
  • Giảm thị lực, nhìn mờ;
  • Triệu chứng nặng hơn có thể rát mắt, cay mắt, đau và sợ ánh sáng.
Trieu-chung-kho-mat

Hình minh hoạ triệu chứng khô mắt ở trẻ

Nhận biết dấu hiệu khô mắt ở trẻ

Trẻ em không biết hoặc không biết cách truyền đạt với bạn là con đang bị khô mắt. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát trẻ hằng ngày để nhận biết khô mắt ở trẻ. Một số dấu hiệu có thể gặp như:

Đỏ mắt

Đôi mắt đỏ có thể triệu chứng của dị ứng, viêm kết mạc,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khô mắt.

Khi mắt trẻ khô, thiếu độ ẩm cho mắt, các tế bào của mắt không được bảo vệ, tiếp xúc trực tiếp với không khí, bị tổn thương. Các mạch máu ở phần lòng trắng nổi đỏ lên.

Nhạy cảm với ánh sáng

Khi tiếp xúc với ánh sáng, trẻ có phản xạ tự nheo mắt hoặc nhắm mắt lại, đặc biệt là các nguồn ánh sáng mạnh. Nguyên nhân do khô mắt khiến thể tích nước mắt tiết ra không đủ khiến trẻ nhạy cảm với ánh sáng.

Chảy nhiều nước mắt

Trẻ bị khô mắt nhưng chảy nhiều nước mắt ư? Nhiều bố mẹ nghĩ điều này thật vô lý nhưng hầu hết những người mắc hội chứng khô mắt đều chảy nhiều nước mắt. Nguyên nhân do lớp lipid tiết ra không đủ (do tắc tuyến Meibomius), làm màng nước mắt bay hơi nhanh chóng, mắt bị khô, cơ chế điều chỉnh bù trừ lại khoảng bốc hơi đó là tiết ra nhiều nước mắt hơn.

Tre-chay-nuoc-mat-nhieu

Trẻ chảy nhiều nước mắt

Nheo mắt khi nhìn, chớp mắt nhiều

Khô mắt có thể  gây nhìn mờ, giảm thị lực ở trẻ. Khi trẻ nheo mắt lại có thể nhìn rõ hơn, dấu hiệu trẻ nheo mắt lại khi nhìn cũng có thể dấu hiệu sớm phát hiện trẻ mắc tật khúc xạ.

Con chớp mắt nhiều vì mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ được mi trải đều trên bề mặt, khiến trẻ cảm thấy nhìn rõ hơn, thoải mái hơn khi chớp mắt nhiều vì đỡ cảm thấy khô rát mắt.

Dụi mắt, đau, khó chịu

Trẻ bị khô mắt có thể cảm thấy rất khó chịu, cảm giác cộm, rặm như có dị vật trong mắt (hạt cát, bụi), vì thế con có xu hướng dụi mắt nhiều hơn.

Tre-dui-mat

Trẻ có xu hướng dụi mắt khi cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng khô mắt và một số dấu hiệu nhận biết ở trẻ em. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường trên mắt của trẻ cần cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân, loại trừ những viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Khô mắt