Không đeo kính khi bị cận thị có gây tăng độ không?
Nhiều bé không đeo kính khi bị cận do bố mẹ sợ con đeo kính ảnh hưởng thẩm mỹ, tăng số…. Tuy nhiên đây là 1 sai lầm lớn cần phải thay đổi ngay.
Cận thị là tật khúc xạ thường gặp hiện nay. Người có tật khúc xạ cận thị có đặc điểm đặc trưng là nhìn xa mờ và nhìn gần có thể vẫn rõ. Cận thị có khả năng tiến triển tương đối nhanh và nguy cơ biến chứng lớn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Hiện nay, phương pháp thường gặp nhất để người cận thị nhìn rõ như một người chính thị là sử dụng kính cận thị. Kính cận thị trên thị trường đa dạng về kiểu dáng, hình thức đem lại thời trang và đảm bảo thị lực rõ ràng cho bệnh nhân với chi phí phù hợp nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng đeo kính làm cho mắt tăng độ cận và yếu hơn, hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết nhé:
1. Bị cận thị có nhất định phải đeo kính không?
- Cận thị là tật khúc xạ làm cho ánh sáng khi vào mắt sẽ được hội tụ trước võng mạc, làm cho hình ảnh bị mờ và nhòe đi. Khi sử dụng kính đúng với độ cận, hình ảnh sẽ được tập trung đúng tại võng mạc, mắt sẽ không cần phải cố gắng quá sức để thấy rõ nét nữa.
Bởi vậy, đeo kính đúng số là vô cùng quan trọng đối với người bị cận thị.
- Khi không đeo kính ( đa số gặp ở các trường hợp có độ cận không quá cao), người có tật khúc xạ này sẽ nhìn xa mờ, mắt sẽ có xu hướng nheo lại để nhìn xa được rõ hơn – Đây là 1 hiệu ứng được đặt tên là hiệu ứng kính lỗ.
2. Không đeo kính khi bị cận có tăng độ không?
- Vậy nhiều phụ huynh thắc mắc, đeo kính có làm tăng độ cận của mắt con không, hay cần phải “ hạ độ” để con bớt tăng độ hay không?
- Đeo kính đúng độ sẽ không làm cho mắt con tăng độ hay làm cho mắt con lồi ra. Khi sử dụng kính đúng độ, kính sẽ giúp cho con nhìn sáng rõ, không còn phải quá sức để điều chỉnh hình ảnh cho sắc nét nên sẽ không gây nhức mỏi hay kích thích.
- Đeo kính non số hay quá số đều được các chuyên gia khuyến cáo không nên với người bị cận, trừ một số trường hợp đặc biệt và có các chỉ định riêng ( như con có độ lác, hoặc thấy 2 hình,…).
- Ở trẻ em, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đeo kính không đủ độ là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới tiến triển cận thị nhanh hơn so với những bé sử dụng đúng độ kính.
- Vậy đeo kính quá số để có tầm nhìn “siêu rõ” liệu có tốt cho con? Đeo kính độ cao hơn so với độ thực sự có thể sẽ giúp thị lực xa của bé tốt tuy nhiên khi học bài hay làm việc với các công việc nhìn gần, kính quá độ sẽ khiến cho mắt nhanh bị nhức mỏi, thậm chí là thấy 2 hình hoặc gây ra lác do điều tiết.
- Bởi vậy, việc đeo kính đúng độ là vô cùng cần thiết. Để kiểm tra chính xác tật khúc xạ, cha mẹ nên lưu ý cho con đi thăm khám sức khỏe mắt tại các cơ sở uy tín và chất lượng, đảm bảo chuyên môn để tránh “tiền mất, tật mang”.
3. Khi nào cận thị bị tăng độ?
Các nguyên nhân làm cho cận thị tăng độ thường gặp đó là:
- Bé có tật khúc xạ cận thị khi còn nhỏ, trong quá trình lớn lên, nhãn cầu của bé cũng sẽ tăng kích thước, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì, làm cho trục nhãn cầu của bé cũng dài ra dẫn tới độ cận thị của bé cũng tăng nhanh.
- Người bị cận thị đeo kính không đúng số làm cho mắt phải điều tiết và kích thích nhiều gây tăng độ cận. Đeo kính non số hay quá số đều là các yếu tố nguy cơ dẫn tới tăng độ cận thị và làm tăng cảm giác khó chịu khi đeo kính. Chưa chắc đeo kính ko rdusng số thì gây điều tiết
- Thời gian làm việc nhìn gần kéo dài, đặc biệt là làm việc với màn hình ánh sáng xanh kéo dài được các nghiên cứu chỉ ra là một yếu tố nguy cơ của việc tăng độ cận thị
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu hụt các nhóm chất và chế độ sinh hoạt bất hợp lí là một trong những yếu tố gây ra tăng độ cận thị nhanh chóng ở các bé,…
- Hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính xác nên mình ns là yếu tố nguy cơ thôi
Cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra mắt thường xuyên và theo dõi định kì tại cơ sở chăm sóc mắt uy tín để nhận được ý kiến từ chuyên gia về kiểm soát cận thị.
4. Cách hạn chế tăng độ cận
- Cần cho con đeo kính đúng số và tuân theo chỉ định của bác sĩ
- Lựa chọn đúng phương pháp kiểm soát cận thị như sử dụng thuốc atropine nồng độ thấp, kính gọng đa tiêu, kính Ortho-K,… để giúp cho bé hạn chế tiến triển cận thị tốt nhất, tránh các biến chứng về đáy mắt.
- Cần đưa con đi thăm khám 3-6 tháng/lần hoặc 6 tháng-1 năm/lần tùy theo chỉ định của bác sĩ
- Cần cho con tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn
- Cần kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con
- Cần theo dõi các biểu hiện của bé gợi ý đến tăng độ như đẩy kính sát mắt hơn, nheo mắt khi nhìn hay nghiêng đầu,… từ đó sẽ giúp ích cho việc phát hiện và chẩn đoán tật khúc xạ của bé
Theo thống kê, năm 2020 có 30% dân số thế giới bị cận, dự kiến với tốc độ tiến triển hiện tại thì năm 2050 có khoảng 50% dân số thế giới cận thị trong đó 65% là dân số Đông Á.
Cận thị xuất hiện càng sớm, tốc độ tiến triển càng nhanh thì nguy cơ gây các biến chứng tại mắt càng tăng. Kiến thức về cận thị và kiểm soát cận thị không ngừng được cập nhật hằng ngày hằng giờ bởi các chuyên gia trong nước và trên thế giới.
Tại trung tâm mắt trẻ em vivision kid, chúng tôi luôn mang tinh thần cầu tiến, học hỏi, chủ động cập nhật kiến thức mỗi ngày với quy trình thăm khám, phát hiện và điều trị hiện đại, tiên tiến. Chúng tôi luôn tự hào khi được hàng triệu gia đình tin tưởng; hãy cùng vivision kid nâng niu và bảo vệ đôi mắt của bé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.