Không nên khi trẻ có biểu hiện của cận thị
Số lượng trẻ bị cận thị ngày một tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, các bố mẹ hãy cùng vivision kid tìm hiểu những biểu hiện của mắt cận và phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng này.
1. Những biểu hiện của mắt cận
Hiện nay, cận thị là một tật khúc xạ rất phổ biến ở trẻ em. Các bậc phụ huynh có thể phát hiện các biểu hiện của mắt cận như sau:
- Khó khăn khi ghi chép bài trên bảng: con bạn thường xuyên phàn nàn về việc nhìn chữ trên bảng không rõ, ghi chép bài khó khăn. Đây là 1 trong các dấu hiệu rất thường gặp khi bé bị cận thị
- Cúi sát vào sách vở khi học bài: Khi quan sát trẻ học bài, bố mẹ có thể thấy con thường xuyên cúi sát vào sách vở để nhìn
- Xu hướng tiến lại gần khi xem tivi: Nếu trước đây bé có thể ngồi ở xa để xem tivi thì khi mắt cận, bé thường có xu hướng lại gần tivi để xem rõ hơn
- Thường xuyên nghiêng đầu, nheo mắt: Đây là các biểu hiện của mắt cận giúp bé quan sát vật rõ hơn
- Dụi mắt: Bạn có thể thấy con mình thường đưa tay lên dụi mắt khi nhìn tập trung trong thời gian dài vào các thiết bị điện tử hoặc sách vở…, hãy chú ý bé có thể đang mắc tật cận thị.
2. Làm sao để chẩn đoán trẻ đang mắc cận thị
Mắt cận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt cũng như học tập của trẻ. Đặc biệt, nếu con bạn đang bị cận thị nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể đưa đến nhược thị. Đây là một tình trạng vẫn đeo kính nhưng thị lực của con sẽ không thể lên được mức tốt nhất.
Vì vậy, ngoài việc nhận biết các biểu hiện của mắt cận như trên, việc đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín là vô cùng quan trọng. Thăm khám theo quy trình chuẩn và kiểm tra sức khỏe của mắt một cách toàn diện nhất bởi các chuyên gia Nhãn khoa là biện pháp hàng đầu để bảo vệ đôi mắt của trẻ.
Kiểm tra mắt cơ bản: trẻ sẽ được kiểm tra mức độ rõ nét khi nhìn ở khoảng cách xa. Trẻ được khám từng mắt một. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đọc bảng các chữ cái hoặc ký hiệu có kích thước khác nhau, nhằm xác định độ cận. Sau đó, trẻ được khám mắt còn lại theo cách tương tự.
Kiểm tra khúc xạ: bước thăm khám này thường được thực hiện trong quy trình khám mắt định kỳ. Kiểm tra khúc xạ nhằm mục đích là giúp bác sĩ xác định chính xác độ kính người bệnh cần sử dụng.
Khám mắt trong: bác sĩ sẽ sử dụng một thấu kính có đèn soi để thăm khám tình trạng võng mạc và dây thần kinh thị giác (thần kinh số II). Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt trẻ để làm giãn đồng tử, giúp tầm nhìn mở rộng, hỗ trợ tốt hơn cho bác sĩ trong quá khám. Sau quy trình này, mắt trẻ sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vài giờ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt của trẻ.
3. Phương pháp điều trị cận thị phù hợp nhất
Khi trẻ có biểu hiện của mắt cận, được chẩn đoán bị cận thị bởi các bác sĩ, trẻ cần được điều trị kịp thời để tránh tình trạng tăng độ cận cũng như giúp trẻ tự tin trong sinh hoạt, đảm bảo quá trình học tập. Phụ thuộc vào độ cận và độ tuổi của trẻ mà có các phương pháp điều trị cận thị sau đây:
3.1. Kính gọng
Đeo kính gọng là phương pháp điều trị cận thị phổ biến nhất hiện nay, bởi nó có thể sử dụng cho mọi độ cận, mọi lứa tuổi, ít tác dụng không mong muốn cũng như chi phí không cao cho mỗi lần thay kính. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần biết rõ một số khuyết điểm khi đeo kính gọng nhằm tư vấn cho trẻ như sau: cảm giác bất tiện và vướng víu khi trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí, chạy nhảy hoặc thích thể dục thể thao. Bên cạnh đó, khi đi trời mưa hoặc gặp sương mù sẽ bị nhìn mờ hoặc bị chói khi gặp đèn xe máy, ô tô,…
3.2. Kính Ortho-K
Ortho-K là kính áp tròng cứng nhằm chỉnh hình giác mạc, được đeo trong lúc ngủ (mỗi đêm đeo trung bình khoảng 6-8 giờ). Do đó, ưu điểm của kính Ortho-K là ban ngày trẻ vẫn sinh hoạt, học tập bình thường mà không cần phải đeo kính. Đặc biệt, kính Ortho-K còn làm hạn chế sự tiến triển của cận thị, tức là hạn chế sự tăng độ cận.
Phương pháp điều trị này thường được áp dụng trong trường hợp trẻ có độ cận tăng nhiều, tăng nhanh; những trẻ cận thị mà không muốn phẫu thuật hoặc chưa đủ tuổi để phẫu thuật (thường là 18 tuổi).
Khuyết điểm của kính Ortho-K là giá thành thường cao và hiệu quả không thực sự cao với các trường hợp mắt cận thị nặng. Ngoài ra, nếu vệ sinh và bảo quản kính không đúng cách, khả năng mắt bị viêm nhiễm gia tăng.
3.3. Kính áp tròng
Kính áp tròng (hoặc kính tiếp xúc hay lens) là một loại thấu kính dùng để điều trị cận thị khá phổ biến hiện nay. Loại kính này thường dẹt, mỏng, làm từ chất liệu đặc biệt và đặt kính trực tiếp lên mắt khi sử dụng.
Lựa chọn kính áp tròng để điều trị cận thị phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Độ cận: Hiện nay, các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo rằng kính áp tròng có thể được sử dụng cho người cận thị từ 0.5 – 15 độ. Độ cận của kính áp tròng thường giảm từ 0.25 – 0.5 độ giúp mắt thoải mái hơn khi đeo, tránh tình trạng choáng, hoa mắt.
- Sở thích: Nhiều người thích đeo kính áp tròng bởi vì loại kính này có nhiều màu sắc, khi đặt lên mắt sẽ tạo cho đôi màu có những nét đẹp lạ, quyến rũ riêng.
Tuy nhiên, khuyết điểm của lens là chi phí cho mỗi lần thay kính tương đối cao, mắt dễ bị khô hoặc viêm nhiễm nếu không đảm bảo vệ sinh đúng cách.
vivision kid mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về biểu hiện của mắt cận cũng như cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng mắt của trẻ. Tuy nhiên, để bảo vệ toàn diện nhất đôi mắt của trẻ, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán cận thị kịp thời, tư vấn loại kính phù hợp cho con.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.