Kiến thức về 1 số triệu chứng loạn thị mọi người cần biết

Loạn thịtật khúc xạ do cấu trúc giác mạc không tròn đều, những người có triệu chứng loạn thị thường có hiện tượng nhìn nhoè, đổ bóng ở cả xa và gần. Khám sàng lọc trước tuổi đi học là rất cần thiết để phát hiện ra các vấn đề bất thường.

so-sanh-mat-thuong-va-mat-loan-thi-trieu-chung-loan-thi

So sánh mắt thường và mắt loạn thị

Loạn thị là gì?

Định nghĩa và cơ chế

Hiện nay, ba tật khúc xạ hay gặp nhất là cận thị, loạn thị và viễn thị. Tật khúc xạ gây triệu chứng điển hình là mờ mắt. Loạn thị không phân biệt tuổi tác, từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể bị mắc tật loạn thị. Loạn thị có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. 

Cơ chế của loạn thị là do bán kính độ cong của giác mạc không đều nhau trên các kinh tuyến nên khúc xạ theo các kinh tuyến cũng khác nhau. 

Giác mạc là một mặt phẳng hình cầu có bán kính đều nhau ở tất cả các điểm có tác dụng khúc xạ ánh sáng. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho giác mạc không tròn đều ở các kinh tuyến dẫn đến loạn thị. Sự khác biệt công suất khúc xạ ở các điểm có bán kính khác nhau, khi chùm tia sáng chiếu qua giác mạc sẽ được khúc xạ theo các hướng khác nhau, ảnh của vật được hội tụ tại nhiều điểm có thể trước, sau hoặc trên võng mạc. Nên ảnh mà ta nhìn thấy được bị nhoè và mờ. 

Thủy tinh thể bị lệch hoặc nghiêng cũng có thể gây ra loạn thị.

Co-che-mat-loan-thi

Cơ chế mắt loạn thị

Nhiều người thắc mắc rằng loạn thị có tăng độ theo thời gian như các tật khúc xạ khác hay không. Giải thích cho điều này, các chuyên gia nói rằng thường thì theo thời gian hay theo sự phát triển của cơ thể, độ loạn thị không thay đổi. Loạn thị thường là bẩm sinh, ít có liên quan đến thói quen sinh hoạt hay những sai lầm trong việc sử dụng mắt như cận thị. Loạn thị cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương ở mắt, bị cận hoặc viễn thị quá nặng, sẹo giác mạc hay có bố mẹ bị loạn thì thì nguy cơ cao con cũng bị loạn thị. Một số trường hợp loạn thị có tăng lên trong các bệnh lý liên quan đến giác mạc chóp.

Nhưng nếu loạn thị từ trung bình đến nặng có nguy cơ gây nhược thị, nếu không được điều trị sớm và kịp thời thì dẫn đến việc thị lực giảm không phục hồi.

Triệu chứng loạn thị như thế nào?

Loạn thị cũng giống như các tật khúc xạ khác gây triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất khiến người bệnh đi khám chính là nhìn mờ, nhìn nhoè và đổ bóng. 

Các triệu chứng đặc trưng của loạn thị là: 

  • Hình ảnh bị biến dạng méo mó so với thực tế;
  • Nhìn mờ: khác với cận nhìn khó nhìn xa, viễn thị khó nhìn gần thì loạn thị nhìn mờ cả xa và gần;
  • Dễ mỏi mắt;
  • Đau đầu: thường đau vùng trán và thái dương sau khi tập trung làm việc, học tập;
  • Người bệnh hay cau mày, nheo mắt để nhìn vật, chảy nước mắt và dễ bị kích thích. 

Đôi khi loạn thị không có triệu chứng chủ quan mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường, hoặc thăm khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn tuổi.

Tật khúc xạ loạn thị có chữa được không ?

Loạn thị là do sự bất thường về độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh . pháp điều trị có thể là đeo kính gọng hoặc phẩu thuật. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, độ loạn thị và nhu cầu mà người dùng sẽ phù hợp với 1 phương pháp. Tuy nhiên đeo kính gọng vẫn là sự lựa chọn đơn giản và an toàn nhất.

Mức độ loạn thị tùy theo từng lứa tuổi mà có những chỉ định hỗ trợ khác nhau. Ngoài phẫu thuật và đeo kính, người loạn thị nên áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện cũng như bảo vệ thị lực cho mình không quá sức tránh làm nặng thêm hoặc đồng mắc các tật khúc xạ khác: 

  • Quy tắc 20”20”20: đây là quy tắc vàng giúp mắt thư giãn. Quy tắc này có nghĩa là làm việc tập trung 20 phút, nghỉ ngơi 20 giây, nhìn xa 20 feet (6m);
  • Làm việc ở nơi có đầy đủ ánh sáng, không sáng quá cũng không tối quá, giữ khoảng cách vừa đủ khi làm việc, đặc biệt làm việc với máy tính và điện thoại, tránh mắt phải điều tiết quá nhiều gây nhanh mỏi;
  • Tránh dụi mắt, day mắt làm tổn thương giác mạc;
  • Ăn uống hợp lý đầy đủ vitamin A,C,…các thực phẩm màu đỏ như cà rốt, cà chua, gấc….  
quy-tac-20-20-20

Quy tắc 20-20-20Nhiều người vẫn băn khoăn rằng đeo kính không thường xuyên có làm nặng loạn thị hơn không. Câu trả lời là không. Kính chỉ giúp người bệnh nhìn rõ ràng hơn, khi không đeo kính thì bạn chấp nhận nhìn mờ hơn.  Nếu loạn thị tăng thì nhiều khả năng bạn mắc bệnh lý về giác mạc.

Lời khuyên

Nếu bạn có biểu hiện của các tật khúc xạ, bạn cần đi khám ở cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng. Việc khám sàng lọc là rất cần thiết đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhỏ và người làm việc với cường độ cao. vivision kid có nhắc lịch tái khám và hẹn khám linh động tạo điều kiện tối đa cho bạn sắp xếp thời gian đến khám.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Loạn thị

tật khúc xạ

triệu chứng loạn thị