Lẹo mắt tái phát nhiều lần-nguy cơ đáng lo ngại
Mí mắt là thành phần mềm chuyển động được có vai trò bảo vệ phía trước nhãn cầu và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Phục vụ cho chức năng này mi mắt thường xuyên bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây chắp, lẹo mắt.
1. Vì sao lại mọc lẹo
Mí mắt chứa nhiều tuyến nhờn trong sụn kết mạc góp phần tạo màng phim nước mắt bảo vệ giác mạc. Nơi đây dễ bị tấn công gây lẹo mắt. Tuy nhiên mí mắt chứa nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên viêm nhiễm vùng mi thường tự hạn chế, đôi khi tiến triển mạn tính nhưng không trầm trọng.
Lẹo mắt là tính trạng vi khuẩn tấn công vào vùng mi mắt gây nhiễm khuẩn cục bộ. Lẹo có thể xảy ra ở mi trên, mi dưới hoặc cả 2 bờ mi. Vi khuẩn thường gặp gây lẹo mắt là tụ cầu – Staphylococcus.
Có 2 loại lẹo mắt:
- Lẹo trong: Nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Staphylococcus của tuyến Meibomius. Là phần viêm phồng, mềm nằm bên trong đĩa sụn. Tổn thương lớn dần và xuất tiết ra phía sau xuyên qua kết mạc hoặc phía trước xuyên qua da. Bác sĩ chỉ cần lật mi ra là thấy được lẹo, thường có đầu mủ trắng ở trên.
- Lẹo ngoài là một ổ áp xe nhỏ của nang lông mi hoặc đi kèm tuyến Zeis, Moll do nhiễm Staphylococcus cấp, lẹo ngoài dễ nhìn thấy, nó là một ổ viêm phồng, mềm ở bờ mi, khi xuất tiết ra trước xuyên qua da. Có thể có nhiều tổn thương xuất hiện như những ổ áp xe nhỏ trên toàn bộ mi. Nặng hơn có tình trạng viêm tổ chức xung quanh hốc mắt.
Vậy biểu hiện để nhận biết lẹo mắt dễ nhất là: nổi một hoặc một vài cục áp xe nhỏ như mụn ở vùng mi mắt, sưng đỏ, phát triển to dần và có mủ bên trong.
2. Ai có nguy cơ mọc lẹo nhiều
Tụ cầu là nguyên nhân chính dẫn đến lẹo mắt. Cơ thể phải có điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn mới xâm nhập vào được. Nếu có một trong số các nguy cơ sau, bạn là người dễ bị lẹo mắt:
- Người đã từng bị lẹo mắt gần đây. Điều trị lẹo không dứt điểm, mầm bệnh vẫn còn sót lại ở đó, sau một thời gian nó lại phát triển thành lẹo.
- Người có bệnh lý nền như đái tháo đường nặng, cơ thể có sức đề kháng yếu, môi trường dễ cho vi khuẩn sinh sôi; viêm mí mắt do dị ứng, vùng mí mắt đã bị kích ứng trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
- Làm sạch vùng mi mắt không tốt như: Thường xuyên trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ vùng mi mắt, gây ứ đọng cặn phấn, bít tắc các lỗ nang lông mi, nang các tuyến mi mắt, dần không thoát được dịch nhầy bên trong phát triển thành lẹo.
3. Cách xử lý khi mọc lẹo
Trước khi xử lý, bạn phải chắc chắn mình đang bị lẹo mắt. Bác sĩ sẽ phải dùng kính phóng đại vào vùng mi để giúp chẩn đoán bệnh tránh nhầm với các bệnh khác như chắp, viêm bờ mi, lông mi mọc ngược,… Cùng là bệnh vùng mi mắt có biểu hiện tương tự nhưng cách xử trí hoàn toàn khác nhau. Lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính có thể điều trị tại nhà hoặc phải vào viện để làm thủ thuật.
Điều trị tại nhà
Để mắt thư giãn nghỉ ngơi, vệ sinh rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% được làm ấm là tốt nhất. Đối với lẹo ngoài, không điều trị gì tự lẹo sẽ vỡ để đẩy chất tiết ra ngoài, nhìn thấy đường vỡ ngay cạnh chân lông mi.
Chườm ấm lên vùng da quanh mắt là biện pháp được khuyến cáo thực hiện. Cách làm rất đơn giản là đặt túi chườm ấm (túi trà, khăn ấm, gạc ấm) lên trên mắt trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần, một ngày làm vài lần. Nhiệt độ ấm sẽ giúp cho lỗ chân nang lông ở mí mắt bị chặn cùng với các tuyến ở kết mạc mí mắt bị tắc được thông thoáng, mủ trong lòng lẹo tìm được đường thoát ra ngoài.
Nếu đã thực hiện chườm ấm tại nhà vài ngày mà lẹo mắt không có dấu hiệu đỡ hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn. Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Chảy máu vùng lẹo mắt
- Người bệnh nhìn thấy mờ
- Lẹo mắt sưng to làm che mất thị trường
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân là cần thiết, ngăn chặn vi khuẩn phát triển lan tràn ảnh hưởng đến vùng mắt xung quanh.
Điều trị ngoại khoa
Với trường hợp lẹo mắt tái diễn nhiều lần điều trị kháng sinh không triệt để, lẹo quá to gây che lấp tầm nhìn:
- Lẹo trong: rạch kết mạc cho mủ chảy ra và dùng dụng cụ nạo chắp lấy toàn bộ mủ trong lòng lẹo.
- lẹo ngoài: Rạch lẹo ngay chân lông mi khi có nhiễm trùng nang lông và dẫn lưu mủ nếu nhiều Nhổ lông mi ở trung tâm lẹo để mủ thoát ra ngoài.
Thủ thuật trên chỉ được làm khi có chỉ định của bác sĩ và chỉ tiến hành trong bệnh viện với dụng cụ vô khuẩn. Mắt là bộ phận cực kì nhạy cảm, đây là giao điểm của đường lưu thông giữa mặt và nội sọ. Nên nếu nhiễm trùng lan rộng, bạn không tránh khỏi nguy cơ viêm nhiễm nội sọ.
4. Cách phòng tránh lên lẹo mắt
Để phòng tránh lẹo mắt, bạn nên:
- Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da. Hạn chế dùng tay dụi mắt, nhổ lông mi, kéo mi mắt
- Đối với người dùng kính áp tròng cần thận trọng, rửa sạch tay trước khi đi đeo hoặc tháo kính ra. Sử dụng nước mắt nhân tạo để làm sạch và chống khô mắt là biện pháp bảo vệ tốt
- Khi trang điểm tránh làm tổn thương mi mắt, vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày.
- Kiểm soát các bệnh liên quan tốt như viêm bờ mi, chắp.
Đồng thời hạn chế sự phát triển của lẹo mắt cũng là một cách phòng tránh tái mắc:
- Trước khi nhỏ thuốc mắt phải rửa sạch tay
- Không tự ý chích nặn lẹo mắt tại nhà
- Tạm thời ngừng dùng kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh.
Đại đa số các trường hợp lẹo mắt đều tự khỏi không cần can thiệp thủ thuật. Nhưng để đảm bảo không xảy ra biến chứng và tránh gây hoang mang cho người bệnh khi nhầm lẫn với các bệnh có tính chất ác tính như ung thư biểu mô tại mi mắt, tốt nhất nên được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Đặt lịch khám qua vivision kid để được nhận hỗ trợ sớm!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.