Loạn thị mấy độ là cao nhất? Loạn thị 1 độ, loạn thị 2 độ

Tật khúc xạ loạn thị đang làm nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Vậy loạn thị mấy độ là cao nhất? Cùng vivision kid đi tìm hiểu nhé. 

Loạn thị có những loại nào?

Loạn thị là tật khúc xạ của mắt do hình dạng bề mặt giác mạc hoặc thể thủy tinh không đều. Những tia sáng khi đi vào mắt thay vì hội tụ lại một điểm lại bị khuếch tán thành nhiều điểm trên võng mạc, điều này khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và nhoè.

Loan-thi-may-do-la-cao-nhat

Loạn thị là gì? Có những loại loạn thị nào

Có 5 loại loạn thị chính:

  • Cận loạn đơn: Ánh sáng hội tụ tại một tiêu điểm ở trên võng mạc và một tiêu điểm ở trước võng mạc.
  • Viễn loạn đơn: Ánh sáng hội tụ một tiêu điểm ở trên võng mạc và một tiêu điểm ở sau võng mạc.
  • Cận loạn kép: Ánh sáng hội tụ tại hai tiêu điểm đều ở phía trước võng mạc.
  • Viễn loạn kép: Ánh sáng hội tụ tại hai tiêu điểm đều ở phía sau võng mạc.
  • Loạn thị hỗn hợp: Ánh sáng hội tụ tại hai tiêu điểm, một tiêu điểm ở phía trước võng mạc và một tiêu điểm ở phía sau võng mạc.

Loạn thị cũng được phân loại thành loạn thị đều và loạn thị không đều:

  • Loạn thị đều: Các kinh tuyến chính vuông góc với nhau (cách nhau 90 độ)
  • Loạn thị không đều: Các kinh tuyến chính không vuông góc với nhau.

Hầu hết loạn thị là loại loạn thị giác mạc đều, do bề mặt giác mạc có hình bầu dục.

Loạn thị không đều có thể do nguyên nhân chấn thương gây ra sẹo giác mạc, sau phẫu thuật khúc xạ hay do bệnh giác mạc hình chóp, đây một căn bệnh gây mỏng dần giác mạc.

Loạn thị có mấy độ? Loạn thị mấy độ là cao nhất?

Loan-thi-may-do-la-cao-nhat

Loạn thị mấy độ là cao nhất?

Với loạn thị trên 3.00 Diop đã được xem là ở mức nặng, với độ này sẽ làm cho thị lực của mắt bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì bạn có nguy cơ cao đối diện với việc suy giảm thị lực nhanh chóng. Đặc biệt là trẻ nhỏ.

Độ loạn thị được đo bằng diop giống như cận thị viễn thị. Không phải ai cũng có độ loạn giống nhau nên chúng ta cần phải dựa vào tình trạng mắt của mình để có những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Thang độ cụ thể như sau:

  • Mắt bình thường: Không có loạn thị hay loạn thị bằng 0
  • Loạn thị nhẹ: Độ loạn thị nhỏ hơn -1.00D
  • Loạn thị trung bình: Độ loạn thị từ -1.00D đến -2.00D
  • Loạn thị nặng: Độ loạn thị lớn hơn -3.00D. Đây được coi là mức độ loạn cao nhất. 

Loạn thị cao có nguy hiểm không?

Loạn thị cao vô cùng nguy hiểm.

Trẻ em trước độ tuổi đi học mắc loạn thị cao không được chỉnh kính có khả năng bị nhược thị do sự cản trở tầm nhìn, giảm kích thích sự phát triển của dây thần kinh thị giác ở trẻ.

Người lớn mắc cận thị cao cần đeo kính để sinh hoạt không gặp khó khăn.

Ngoài ra loạn thị cao thường gặp trong bệnh giác mạc chóp. Đây là bệnh giãn lồi giác mạc, chóp tiến triển thì độ loạn thị càng tăng.

Loạn thị nên đeo kính gì?

Loan-thi-may-do-la-cao-nhat

Loạn thị đeo kính gì?

  • Loạn thị nhẹ dưới 1.00 diop: Có thể chưa cần đeo kính hay phẫu thuật để nhìn rõ. Tuy nhiên, nếu thị lực bị ảnh hưởng thì vẫn cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng.
  • Loạn thị trung bình từ 1.00 đến 2.00 diop: Nên đeo kính gọng hoặc kính áp tròng loạn thị thường xuyên.
  • Loạn thị cao hơn 2.00 diop: Cần thiết phải đeo kính gọng hoặc kính áp tròng thường xuyên để khắc phục các triệu chứng nhìn mờ, nhức mỏi mắt

Phòng tránh loạn thị

Để phòng tránh loạn thị cũng như bảo vệ sức khỏe mắt nói chung, bạn cần lưu ý như sau:

  • Bảo vệ giác mạc khỏi các chấn thương: Đeo mũ bảo hiểm có kính khi tham gia giao thông, đeo kính bảo hộ khi làm việc.
  • Học tập, làm việc trong môi trường có đủ ánh sáng.
  • Áp dụng “quy tắc khuỷu tay” ngồi thẳng khi viết, không cúi sát. 
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20 khi làm việc 20 phút nhìn xa 20 feet (6 mét) tối thiểu 20 giây.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại khi thư giãn mắt, dành thời gian hoạt động ngoài trời
  • Duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A, D, E omega 3.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Nếu có bất cứ một bệnh lý nào về mắt thì nên đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác tránh các biến chứng gây ra loạn thị.
  • Khi mắc loạn thị, cần kiểm tra và điều trị sớm. Ngoài ra, không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn.

Lời khuyên: 

Loạn thị là một tật khúc xạ khó điều chỉnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ thường kèm theo các tật khúc xạ khác và có thể gây ra nhược thị, do đó cần thăm khám định kỳ 3 đến 6 tháng/1 lần. Điều này sẽ giúp nắm rõ được tình trạng bệnh và có những giải pháp phù hợp, kịp thời khi bệnh có diễn biến phức tạp. Ngoài ra, các phương pháp khắc phục tật khúc xạ loạn thị như kính gọng, kính áp tròng hay phẫu thuật cũng đều cần có sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia khúc xạ nhãn khoa. 

Đặt lịch khám tại vivision kid để các bác sĩ khám và tư vấn về tình trạng tật khúc xạ của con bạn nhé.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Khám mắt toàn diện

Loạn thị

loạn thị mấy độ là cao nhất

tật khúc xạ