Loạn thị nhẹ nguy hiểm không? 1 số điều cần biết về loạn thị
Loạn thị nhẹ có nguy hiểm không? Loạn thị nhẹ có cần đeo kính không?
Loạn thị là một tật khúc xạ rất phổ biến gây nhìn mờ, nhoè ở khoảng cách xa và gần. Độ loạn thị thường sẽ không thay đổi nhưng chúng ta có rất nhiều lưu ý khi mắc tật khúc xạ này.
Loạn thị là gì?
Mắt loạn thị là mắt có giác mạc và/hoặc thể thủy tinh có hình bầu dục, giống như quả trứng hoặc quả bóng bầu dục chứ không phải hình tròn như quả bóng. Một bề mặt như quả bóng bầu dục được gọi là mặt toric, có độ cong khác nhau ở các hướng (kinh tuyến): một kinh tuyến vồng hơn (cong hơn), một kinh tuyến dẹt hơn (ít cong hơn). Mặt toric làm cho ánh sáng đến mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau thay vì một điểm duy nhất.
Nguyên nhân của loạn thị
Như đã nói đến ở trên, nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể gây ra tật loạn thị:
- Do di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều có loạn thị thì khả năng con bị loạn thị rất cao
- Sẹo giác mạc do một số phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt.
- Người mắc bệnh giác mạc chóp khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.
- Trẻ sinh thiếu tháng cũng là yếu tố nguy cơ mắc tật loạn thị.
- Người già bị đục thể thủy tinh.
Triệu chứng của loạn thị
Tật khúc xạ loạn thị có thể gây ra các triệu chứng thị giác khác nhau tùy từng người, dù loạn thị nhẹ cũng sẽ gặp hầu hết phải các dấu hiệu sau:
- Nhìn mờ, nhìn hình ảnh bị nhòe đi ở cả khoảng cách gần và xa
- Nhìn khó khăn hơn vào buổi tối
- Nheo mắt, mỏi mắt
- Đau đầu khi tập trung nhìn lâu
Các mức độ của tật khúc xạ loạn thị
Các mức độ của loạn thị như sau:
Loạn thị nhẹ: < 1.00 Diop: Loạn thị nhẹ có thể được coi là bình thường. Bạn có thể không cần kính chỉnh hoặc phẫu thuật để loại bỏ độ loạn thị này. Trong đa số trường hợp, loạn thị nhẹ cũng không gây ra các triệu chứng thị giác khó chịu.
Loạn thị trung bình: từ 1.00 Diop đến 2.00 Diop: Mức độ này nghiêm trọng hơn mức độ nhẹ một chút, bạn sẽ cần kính chỉnh loạn thị hay phẫu thuật mắt để có thị lực tốt nhất. Nếu không can thiệp để điều chỉnh, độ loạn này có thể sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu.
Loạn thị cao: từ 2.00 Diop đến 3.00 Diop: Loạn thị cao có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn. Thị lực kém do loạn thị cao có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt.
Loạn thị rất cao: > 3.00 Diop: Bạn chắc chắn sẽ cần biện pháp điều chỉnh để có thể nhìn rõ cả xa và gần. Loạn thị cao còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe mắt.
Loạn thị nhẹ nguy hiểm không ?
Không phải tất cả các trường hợp loạn thị đều cần dùng kính điều chỉnh. Nếu bạn có loạn thị nhẹ, có thể bạn sẽ không cảm nhận được các triệu chứng trên, và cũng không cần có biện pháp can thiệp nào cả. Thị lực bạn vẫn đạt 20/20 khi có loạn thị nhẹ.
Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác có thể được phòng tránh và hạn chế bằng nhiều cách:
- Tránh các nguy cơ gây tổn hại, chấn thương mắt
- Điều kiện ánh sáng ở nơi học tập hoặc làm việc nên có cường độ vừa đủ, không quá tối hoặc quá chói, khoảng cách làm việc nên trong khoảng 40-50cm.
- Có chế độ nghỉ ngơi cho mắt hợp lý sau thời gian làm việc hoặc học tập, có thể áp dụng một số bài tập mắt, quy tắc 20/20/20,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đầy đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin A như trứng, rau, ca chua, cà rốt, thịt,… để mắt khoẻ hơn nhé.
- Thăm khám tại các bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia khác xạ nhãn khoa ngay khi có dấu hiệu không tốt tại mắt.
Với đội ngũ nhân viên y tế ưu tú kinh nghiệm hàng đầu, chuyên môn cao, vivision kid sẽ là người bạn luôn tận tâm, tận tình, nâng niu đôi mắt của bạn. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với vivision kid để được tư vấn và giải đáp kĩ hơn nhé
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.