Loạn thị và 2 nguyên nhân chính
Bẩm sinh và mắc phải là hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tật loạn thị. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nha!
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một loại tật khúc xạ do giác mạc của chúng ta ghi nhận những hình dạng bất thường so với hình ảnh thực tế. Những tia ánh sáng đi vào mắt bị khuếch tán trên võng mạc làm hình ảnh thu được bị nhoè đi.
Đối tượng mắc loạn thị là ai?
Tất cả chúng ta đều có khả năng mắc loạn thị tuy nhiên ở các đối tượng sau có nguy cơ mắc cao hơn:
- Người có người thân bố mẹ… trong gia đình bị mắc tật loạn thị hoặc có một số các rối loạn ở mắt. Đặc biệt, nếu có cả bố và mẹ bị loạn thị thì có nguy cơ bị tật loạn thị là tương đối cao;
- Người đã từng bị tổn thương vùng mắt có sẹo giác mạc;
- Người bị cận hoặc viễn ở mức độ quá nặng;
- Người có tiền sử từng phẫu thuật mắt (VD: phẫu thuật đục thủy tinh thể);
- Người cao tuổi: tuổi tác cũng chính là một trong các yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắt bị loạn thị. Thực tế, đối với người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với người trẻ.
Phân loại loạn thị
Mức độ nghiêm trọng của loạn thị tương quan với số diopters:
- Loạn thị nhẹ: dưới 1.00 diop;
- Loạn thị vừa: 1.00 – 2.00 diop;
- Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop;
- Loạn thị rất nặng: hơn 3.00 diop.
Nguyên nhân gây loạn thị là gì?
Nguyên nhân do bẩm sinh
- Yếu tố di truyền: Loạn thị bẩm sinh thường có nguyên nhân là do yếu tố di truyền hay do tiền sử gia đình có người bị mắc tật loạn thị hoặc có các tật khúc xạ ở mắt. Đặc biệt nếu người nào có cả bố và mẹ bị loạn thị thì có khả năng loạn thị bẩm sinh sẽ cao;
- Chấn thương ở mắt khi ở trong quá trình sinh sản: Nếu ở trong quá trình trẻ ra đời có gặp chấn thương làm ảnh hưởng đến mắt, hoặc mắc các bệnh về mắt sau khi phẫu thuật;
- Do mẹ khi bầu bị nhiễm khuẩn: Trong khi mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn có khả năng truyền sang em bé qua nhau thai, hoặc trong lúc sinh. Điều này xảy ra làm em bé cũng có thể bị biến chứng về sức khỏe, có thể gặp dị tật…
Nguyên nhân do mắc phải
- Chấn thương tại mắt: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, có thể nguyên nhân do chấn thương sau chơi thể thao hoặc tai nạn và có dị vật trong mắt. Trường hợp này sẽ thường gây đau, sưng, đỏ và kèm theo một số các triệu chứng khác. Ở một số người có thể thấy những tia ánh sáng lóe lên hoặc thay đổi thị lực. Chấn thương nếu nghiêm trọng xảy ra ở mắt có khả năng gây mất thị lực vĩnh viễn;
- Bệnh Keratoconus: xảy ra theo thời gian, khi mà độ cong bình thường của bề mặt mắt bị lồi ra ngoài giống như hình nón. Giác mạc hình chóp (Keratoconus) có tỷ lệ số người mắc phải là 1/2000. Bệnh này làm cho giác mạc ở phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Người bị giác mạc hình chóp này thường có thị lực yếu, hay dễ bị nhầm với cận-loạn thị, nhược thị. Giác mạc là một bộ phận mỏng, trong suốt, nằm ở phía trước nhãn cầu. Bình thường, chúng ta có thể nhìn rõ là do giác mạc của ta trong suốt và cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Ở những người có bệnh lý giác mạc hình chóp thì phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm ở phía dưới của giác mạc sẽ bị giãn phình ra và tiêu mỏng đi;
- Giác mạc bị thoái hóa;
- Biến chứng từ sau những cuộc phẫu thuật mắt: phẫu thuật đục thủy tinh thế,…
Thói quen dụi mắt có phải là nguyên nhân gây loạn thị?
Dụi mắt làm tăng nguy cơ xước giác mạc khiến tổn thương có thể để lại sẹo giác mạc gât nên loạn thị và các bệnh lý giác mạc.
Hạn chế dụi mắt. Dụi mắt là phản ứng mà mọi người thường làm mỗi khi ngứa mắt, giúp mắt dễ chịu hơn khi bị kích ứng. Tuy nhiên việc làm này hoàn toàn không đúng, dụi mắt thường xuyên sẽ có thể gây nhiều ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe và sự thẩm mỹ của mắt. Khi mắt chúng ta gặp phải các vấn đề như cộm, ngứa, chảy nước mắt hoặc vướng phải các dị vật hay bị kích ứng do một số nguyên nhân khác nhau thì phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là đưa tay lên dụi mắt để giải quyết vấn đề tức thì cho đôi mắt.
Đôi khi tình trạng khô mắt xảy ra nếu nhìn vào màn hình máy tính một thời gian dài hoặc tiếp xúc với điện thoại, thiết bị điện tử quá lâu, đôi mắt làm việc không có thời gian nghỉ sẽ khiến mệt mỏi làm chúng ta dụi mắt thường xuyên. Dụi mắt là một cách chúng ta đưa vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mắt một cách nhanh chóng, có khả năng gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm cho đôi mắt của bạn.
Nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu so với thời gian khuyến nghị, dụi mắt gây đau rát mắt, tạo các cọ xát dẫn đến tổn thương giác mạc như loét giác mạc:
- Có: Hay dụi mắt có thể dẫn đến giác mạc mỏng và biến dạng, gây ra loạn thị hay có thể gây tổn thương như xước giác mạc gây sẹo và có biến chứng loạn thị;
- Ngoài ra: Hay dụi mắt cũng có thể gây nên các vấn đề khác như nhiễm trùng mắt, đỏ mắt và tăng nhãn áp.
Rất ít người trong số chúng ta biết rằng, dụi mắt có khả năng gây ra các tác hại nghiêm trọng cho đôi mắt ngay lập tức hoặc có thể ảnh hưởng lâu dài. Một số nguy hại phổ biến của dụi mắt dễ gặp nhất như:
- Giác mạc xước
Thói quen nếu dụi mắt mạnh và thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến đôi mắt của chúng ta và các cấu trúc trong đối mắt. Trong trường hợp có bụi, lông mi hay dị vật nằm trên bề mặt mắt thì hành động dụi sẽ dẫn đến giác mạc bị xước bởi chính sự cọ xát giữa các dị vật và giác mạc mắt. Tình trạng này thường gây đau đớn, khó chịu hay chảy nước mắt, đỏ mắt hoặc mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng và mắt xót. Có thể tình trạng này nặng hơn sẽ làm lòng trắng mắt bị đỏ do bị vỡ mạch máu, vùng da xung quanh có thể thâm đen khiến cho đôi mắt bạn lâu dần sẽ hốc hác và già nua. Nghiêm trọng nhất có khả năng dẫn tới chứng Keratoconus mà trong đó giác mạc bị mỏng đi và biến dạng, khiến thị giác của ta giảm sút rõ rệt, và có thể cần phải phẫu thuật để điều trị hiệu quả.
- Mắt nhiễm trùng và càng ngứa hơn
Tay của chúng ta khi dụi mắt sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, vì vậy, dụi mắt là một cách để đưa vi khuẩn vào mắt trực tiếp. Cùng với hành động dụi mắt sẽ khiến mắt bị trầy xước và cũng là cơ hội để vi khuẩn có thể tấn công đôi mắt một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa khi dụi mắt sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng một chất là histamin, gây cảm giác ngứa và càng ngứa mắt hơn.
- Làm nặng thêm bệnh tăng nhãn áp
Dụi mắt thường xuyên khiến gián đoán lưu thông máu lên mắt, lâu dần tổn thương thần kinh thị lực, khiến nhãn áp tăng dần và nhanh hơn, thậm chí hậu quả có thể khiến mù vĩnh viễn.
- Tình trạng cận thị nặng thêm
Cận thị có một dạng là cận thị thoái hóa, tức là nửa phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa. Mà dụi mắt có khả năng khiến cận thị dạng này nặng thêm theo thời gian.
Ngoài ra, dụi mắt thường xuyên còn là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau ở mắt như nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc…
- Khi ngứa mắt, bụi bay vào mắt
Bước 1: Ngay lập tức rửa mắt bằng nước muối để loại bỏ bụi và giảm ngứa mắt.
Bước 2: Nếu triệu chứng không giảm đi hoặc trở nên nặng hơn, đặc biệt là nếu có đỏ mắt, đau mắt, hãy đi khám ngay.
- Không nên dụi mắt
Tránh dụi mắt khi mắt có triệu chứng ngứa để không làm tăng nguy cơ gây tổn thương và nhiễm trùng.
- Nếu triệu chứng nặng hơn, đi khám
Nếu triệu chứng như ngứa mắt, đau mắt, hoặc đỏ mắt không giảm đi sau khi rửa mắt, hãy đến bác sĩ mắt để được kiểm tra và chẩn đoán.
- Tiền sử gia đình
Quan trọng: Nếu có tiền sử gia đình về các vấn đề mắt, đặc biệt là loạn thị, hãy đưa trẻ đi khám để theo dõi sức khỏe mắt và đề phòng vấn đề có thể phát sinh.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: