Mụt lẹo lây từ mẹ sang con qua đâu?
Mụt lẹo lây từ mẹ sang con qua đâu thường là câu hỏi nhiều bà mẹ muốn biết để tìm cách phòng tránh cho con. Cùng vivision kid tìm hiểu về các con đường lây lẹo, nguyên nhân và cách phòng tránh lẹo cho gia đình và cộng đồng nhé!
Lẹo có lây qua sữa mẹ hay không?
Lẹo là tình trạng nhiễm khuẩn bờ mi cấp tính gây sưng đỏ, phù, đau nhức xung quanh bờ mi mắt. Có ba dạng:
- Lẹo ngoài: Xuất hiện khi lẹo mọc tại vị trí bờ lông mi.
- Lẹo trong: Thường do nhiễm trùng tắc nghẽn tuyến meibomian (tuyến dầu) ở trong mi mắt. Tuyến có cả ở mi trên và mi dưới của mắt với chức năng tiết ra lớp dầu giúp làm trơn và ẩm bề mặt nhãn cầu và mi mắt.
- Đa lẹo: Lẹo ở tại nhiều vị trí, có thể tại một hoặc cả hai mắt.
Mụt lẹo là một tình trạng thường gặp ở mắt, thường do vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng gây ra. Nhiều người thắc mắc có phải lẹo có thể lây từ mẹ sang con qua sữa mẹ không? Thực tế, lẹo không lây qua sữa mẹ trực tiếp. Tuy nhiên, nếu mẹ đang mắc bệnh lẹo, việc tiếp xúc với dịch tiết từ mắt của mẹ có thể tăng nguy cơ lây nhiễm cho con. Điều này đặc biệt quan trọng, mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân cho bản thân và vệ sinh mắt hàng ngày cho con.
Một số hành động mẹ nên tránh làm để không lây nhiễm cho con:
- Không hôn, thơm lên mặt con, đặc biệt là mắt. Không hôn lên tay con để tránh con quơ, dụi tay lên mắt, trở thành nguồn lây vi khuẩn
- Khi mẹ bị lên lẹo cần tránh tiếp xúc với con càng nhiều càng tốt, vì để tránh cho dịch tiết của mẹ lây sang con
- Không dùng chung đồ dùng của con cho mẹ, ví dụ như khăn mặt, khăn sữa vì ngoài lây lẹo mắt có thể lây các bệnh lý viêm nhiễm khác
- Không nên cho người lạ tiếp xúc với con nhiều, nhất là khi con còn nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, đặc biệt độ tuổi sau 6 tháng, hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời trẻ bắt đầu ăn dặm, tiếp xúc với nhiều thức ăn lạ hơn, cơ thể thường yếu và đề kháng thấp. Lúc này, nếu tiếp xúc với quá nhiều người, với nguồn lây lớn, trẻ dễ mắc các bệnh lây nhiễm như lẹo, tiêu chảy, viêm phổi…
Nguyên nhân mụt lẹo dễ lây trong gia đình?
Trong môi trường gia đình, mụt lẹo có thể là mối lo ngại không nhỏ, đặc biệt là khi chúng ta không chú ý đến những thói quen sinh hoạt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lan truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng:
- Không rửa tay thường xuyên, dùng tay bẩn chạm vào mắt của bản thân và cả người thân
- Sử dụng khăn lau mặt chung: Việc chia sẻ khăn lau mặt giữa các thành viên gia đình tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, đặc biệt khi có thành viên lên mụt lẹo có thể lây lan cho toàn thể gia đình
- Vệ sinh mắt không đúng cách: Khi chăm sóc mắt mà không rửa tay sạch, chúng ta tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây mụt lẹo
- Không vệ sinh những đồ dùng và các bề mặt dễ tiếp xúc vi khuẩn như: điện thoại, máy tính, đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà…
- Môi trường sống gia đình nhiều bụi bẩn, ẩm thấp tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì thế cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt chăn màn, tránh tạo ổ vi khuẩn
- Không cách ly người bị lẹo với người thân trong gia đình mà còn thường xuyên tiếp xúc gần, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già. Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, cần lưu ý tránh tiếp xúc với người bị lẹo để tránh lây nhiễm chéo.
Để bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ lây nhiễm, hãy thay đổi những thói quen trên và tập trung vào vệ sinh cá nhân cùng những biện pháp phòng tránh đơn giản như sử dụng dụng cụ riêng và chăm sóc mắt đúng cách. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn sự lây nhiễm mụt lẹo mà còn tạo một môi trường sạch sẽ, tránh lây nhiễm các bệnh lý khác.
Cách phòng tránh lẹo lây nhiễm chéo trong cộng đồng?
Để đối mặt với nguy cơ mụt lẹo lây nhiễm chéo trong cộng đồng, có những biện pháp cụ thể và hiệu quả mà mọi người nên áp dụng:
- Sử dụng dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng biệt: Để tránh chéo nhiễm, mỗi thành viên nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng, đặc biệt là khăn lau mặt
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng: Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng hoặc miếng lau mi mắt giúp làm sạch mắt một cách tốt nhất mà không làm tổn thương mắt
- Rửa sạch tay đúng cách: Việc rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh mắt là bước quan trọng để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, giảm nguy cơ gây mụt lẹo
- Dinh dưỡng đúng cách: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A và khoáng chất giúp gia đình ngăn chặn không chỉ lẹo mà còn các bệnh lý viêm nhiễm khác
- Đảm bảo vận động đầy đủ, cùng với chế độ ngủ nghỉ phù hợp giúp tăng sức đề kháng của toàn thể gia đình, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm
- Tránh tiếp xúc gần với người bị mụt lẹo, để tránh bị lây nhiễm từ dịch tiết
- Vệ sinh tay đầy đủ sau khi chạm đến các vùng có thể là ổ chứa vi khuẩn như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, nhà vệ sinh…
Những biện pháp đơn giản này không chỉ làm giảm nguy cơ lẹo mà còn là bước quan trọng hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh. Hãy áp dụng những thay đổi nhỏ này trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ chính bạn và cộng đồng xung quanh khỏi mối đe dọa của lẹo.
Việc chăm sóc mắt đúng cách không chỉ giúp tránh bị lẹo mà còn giúp cho toàn gia đình luôn khỏe mạnh. Hãy cùng thực hiện những biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
vivision kid luôn tự hào là cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em uy tín, với đội ngũ bác sĩ với chuyên môn tốt và đầy kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn các vấn đề về lẹo và các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Nếu trong gia đình có người thân có dấu hiệu mắt bị lên lẹo, hãy đến vivision kid thăm khám để đảm bảo sức khoẻ mắt cho trẻ một cách tốt nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: