Ngứa mắt chảy nước mắt dấu hiệu bệnh lý tại mắt của trẻ
Ngứa mắt chảy nước mắt thường là lý do bố mẹ mang bé đi khám. Nguyên nhân chảy nước mắt ở trẻ nhỏ phổ biến là tắc lệ đạo bẩm sinh. Ngứa mắt có nguyên nhân phổ biến là viêm kết mạc dị ứng.
Ngứa mắt chảy nước mắt cảnh báo bệnh lý gì tại mắt trẻ
Viêm tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo bẩm sinh là ống lệ mũi không mở thông sau sinh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy nước mắt ở trẻ nhỏ. Bố mẹ thường mô tả con bị chảy nước mắt liên tục hoặc có kèm dịch nhầy.
Lệ đạo là đường dẫn nước mắt từ mắt xuống mũi, có thể tắc nhiều mức độ và vị trí khác nhau
- Lỗ lệ trên và dưới bất thường vị trí ví dụ như: bị lật mi dưới, bờ mi bị lật ra ngoài không áp vào nhãn cầu
- Lệ quản trên và dưới có thể bị tắc do viêm, chấn thương rách mi, hoặc xơ chít do tra thuốc
- Ống lệ mũi nối thông túi lệ với mũi có thể lưu thông kém ở trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ có biểu hiện chảy nước mắt, tiết tố dính và dịch nhầy ở một hoặc cả hai mắt, không đỏ viêm, giác mạc trong, ấn lên túi lệ có trào nước dịch nhầy qua lỗ lệ.
Một số trường hợp trẻ có chảy nước mắt cần phải chuyển gấp:
- Trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi có tiết tố bẩn cần khám loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng mắt trẻ sơ sinh
- Trẻ có triệu chứng sợ ánh sáng: nhắm mắt khi có ánh sáng chói, giác mạc phù đục hoặc kích thước to bất thường kèm theo chảy nước mắt
Hầu hết các trường hợp chảy nước mắt tự khỏi theo thời gian do ống lệ mũi tự mở thông. Nếu trẻ 12–18 tháng tuổi còn chảy nước mắt, cần thăm dò ống lệ mũi có gây mê.
Viêm kết mạc
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ngứa mắt ở trẻ đặc biệt viêm kết mạc do dị ứng. Viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt bao ngoài nhãn cầu bị kích ứng gây xung huyết, đỏ mắt, cộm và ngứa mắt chảy nước mắt dữ dội. Các yếu tố dị ứng có thể là bụi phấn hoa, thuốc nhỏ mắt, lông chó mèo,…
Viêm kết mạc ngoài do nguyên nhân dị ứng thì có thể do vi khuẩn, virus tấn công.
Khô mắt
Khô mắt nguyên nhân là do bất thường của màng phim nước mắt. Đây là một màng nước mắt mỏng, bao phủ trên bề mặt của nhãn cầu có tác dụng giữ cho mắt luôn ẩm, ngoài ra nó còn có tác dụng rửa trôi bụi bay vào mắt. Màng phim nước mắt được tái tạo theo chu kỳ của động tác chớp mắt. Theo phản xạ tự nhiên, khi cảm giác mắt bị khô, mí mắt sẽ chớp. Chỉ cần bất thường nhỏ như ít chớp mắt hoặc không chớp mắt được, ít nước mắt sẽ không đủ để cấp ẩm cho nhãn cầu gây triệu chứng: đỏ mắt, ngứa mắt, nhạy cảm ánh sáng.
Dị vật
Dị vật bay vào mắt gây cộm ngứa mắt, chảy nước mắt. Cảm giác dị vật có thể do lông mi lộn vào trong (gọi là quặm mi), có dị vật bay vào hoặc trầy xước giác mạc gây sẹo giác mạc cũng gây cảm giác mắt cộm không được linh hoạt, gây kích thích khó chịu.
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là đa số là tình trạng viêm mạn tính do bít tắc các tuyến lệ ở kết mạc sụn mí mắt, dần dần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Triệu chứng điển hình của viêm bờ mi là trẻ ngứa dữ dội, sưng nề mí mắt, thậm chí nổi nốt viền xung quanh mí mắt. Nhiều trường hợp khi phóng đại mí mắt, có thể nhìn thấy rất nhiều con giận đang cư trú trên bờ mi
Nên làm gì khi trẻ có ngứa mắt chảy nước mắt
Tùy từng nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau. Cần khai thác xem chảy nước mắt, ngứa mắt một hay hai bên. Nếu chảy nước mắt, ngứa mắt một bên thì thường là dấu hiệu của bệnh lý tại chỗ như tắc lệ đạo hoặc các kích thích mắt như dị vật. Tuy nhiên chảy nước mắt do viêm tắc lệ đạo cũng có thể xảy ra ở cả hai bên, chiếm tới 40% các trường hợp.
Đối với tắc lệ đạo bố mẹ tuyệt đối không được tự thông hoặc điều trị theo cách dân gian, hãy đến cơ sở y tế để trẻ được khám và điều trị đúng tránh biến chứng.
Nếu chảy nước mắt ngứa mắt cả hai bên thường do các bệnh lý gây tăng tiết như dị ứng, viêm kết mạc, thì việc làm đầu tiên cần phải làm là giúp bé tránh xa khỏi các tác nhân gây dị ứng.
Chảy nước mắt, ngứa mắt có thể đi kèm các triệu chứng sau đây:
- Đau: nếu có đau kèm chảy nước mắt do các nguyên nhân khác như dị vật, viêm giác mạc Đau kèm chảy nước mắt nặng hơn vào buổi sáng có thể do loét giác mạc
- Chói sáng không dám mở mắt.
Nguy cơ tổn thương giác mạc cao cần nhập viện cấp cứu tránh biến chứng giác mạc không hồi phục.
Những lưu ý khi bị ngứa mắt chảy nước mắt
Bố mẹ không nên tự ý tra thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Có nhiều loại thuốc trên thị trường là nguyên nhân của tắc lệ đạo gây chảy nước mắt, ngứa mắt như: epinephrine, pilocarpin, phospholine, idoxuridin.
Trẻ bị ngứa mắt chảy nước mắt, bố mẹ cần chú ý:
- Không để trẻ dụi mắt, gây xước giác mạc, lan truyền lây nhiễm sang các vị trí khác
- Vệ sinh mắt bằng dung dịch chuyên dụng hoặc thuốc nhỏ mắt sinh lý
- Luôn giữ tay chân trẻ sạch sẽ, hạn chế tối đa đụng vào mắt, gây xước giác mạc, lây nhiễm dịch tiết qua tay đến bộ phận khác nếu là dịch viêm
- Nếu sau 3-4 tiếng triệu chứng không giảm nên cho trẻ đi khám sớm để xác định nguyên nhân
- Nếu đi kèm với các dấu hiệu gỉ mắt, sưng bờ mi, đỏ mắt, … cần cho trẻ đi khám ngay tránh biến chứng nặng nề.
Chảy nước mắt ngứa mắt không phải là triệu chứng nguy hiểm nên bố mẹ thường chủ quan tự điều trị ở nhà hoặc trẻ còn quá nhỏ, đáp ứng sự khó chịu bằng cách quấy khóc, dễ làm mờ nhạt đi triệu chứng sẵn có. Điều này rất nguy hiểm đối với đôi mắt của bé. Nên hãy mang trẻ đi khám nếu có bất thường. Đội ngũ nhân viên y tế vivision kid luôn sẵn sàng cùng bố mẹ bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt bé.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.