Người lớn mắt bị viễn thị cần làm gì?
Bị viễn thị và lão thị ở người lớn dễ nhầm lẫn với nhau. Đây là hai tật khúc xạ của mắt có đặc điểm dễ nhìn xa, khó nhìn gần. Để phân biệt 2 tật trên, chúng ta cần chú ý điều gì? Đội ngũ bác sĩ vivision kid sẽ giúp bạn phát hiện sớm viễn thị.
Mắt bị viễn thị là gì?
Mắt bị viễn thị là mắt có cấu trúc ngắn hơn so với bình thường, ảnh hội tụ phía sau võng mạc.
Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ phổ biến của mắt hay gặp là: cận thị, viễn thị, loạn thị. Mắt bị viễn thị là mắt bị hạn chế khả năng nhìn gần, nhưng nhìn xa thì không bị ảnh hưởng.
Chúng ta biết mắt là một hệ thống bao gồm những thành phần trong suốt có khả năng khúc xạ ánh sáng. Khi mắt tiếp nhận các chùm ánh sáng chiếu vào mắt nó lần lượt được giác mạc, thể thủy tinh khúc xạ để làm sao cho ảnh của vật hiện lên ở đúng võng mạc.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho ảnh vật hội tụ ở sau võng mạc làm cho người bệnh không thể nhìn gần, đó chính là viễn thị.
Nguyên nhân gây ra viễn thị chia ra làm 2 loại: do sinh lý và do bệnh lý. Theo như thống kê, nguyên nhân gây ra ra viễn thị do những sai lệch sinh lý của mắt chiếm ưu thế:
- Giác mạc dẹt
- Thể thủy tinh có công suất hội tụ thấp
- Thể thủy tinh dày
- Trục trước sau nhãn cầu ngắn
- Do di truyền.
Nguyên nhân do bệnh lý:
- Những bất thường trong sự phát triển của nhãn cầu trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sơ sinh. Bệnh thường kèm một số hội chứng Aarskog-Scott, Kenny, Rubinstein, Down
- Một số thuốc có thể làm viễn thị.
Triệu chứng của viễn thị ở người trưởng thành
Viễn thị ảnh hưởng khác nhau lên thị giác tùy theo các yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của bệnh nhân, tình trạng quy tụ và điều tiết của nhãn cầu, nhu cầu thị giác của người bệnh.
Triệu chứng ban đầu rất nhẹ có thể khó nhận biết như:
- Nhìn gần mờ, nhìn xa rõ, bệnh nhân thường nhíu mày khi làm việc. Thường xuyên nhức mỏi mắt đây là dấu hiệu của việc mắt đang phải điều tiết quá nhiều
- Đau đầu kèm theo
- Song thị: nhìn một vật thành hai. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại dễ bị ngã
- Thậm chí có trường hợp không phát hiện được đó chính là viễn thị tiềm ẩn, có nghĩa là viễn thị có khả năng tự điều chỉnh.
Khi bị viễn thị không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục thì sẽ nhanh chóng dẫn đến biến chứng. Hai biến chứng nguy hiểm nhất là lác và nhược thị.
- Nhược thị: hay còn gọi là mắt lười. Là tình trạng giảm thị lực của mắt mà không điều chỉnh được bằng kính thuốc. Nhược thị chỉ có cơ hội khắc phục khi tiếp nhận điều trị ở dưới 7 tuổi. Đối với người trưởng thành thì chỉ có thể sống chung với nhược thị và cố gắng khắc phục tật khúc xạ kèm theo
- Lác mắt thường gặp lác trong hoặc lác ngoài. Lắc gây mất thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh (tự ti, ngại giao tiếp), lệch đầu vẹo cổ khi nhìn, thu hẹp thị trường bên mắt bị lác.
Khi nào cần điều trị viễn thị ở người lớn
Điều trị viễn thị ở người lớn cần được tiến hành ngay khi gặp các triệu chứng trên không nên chủ quan đến lúc ảnh hưởng nặng đến thị lực.
Bệnh viễn thị dễ nhầm lầm với lão thị đặc biệt ở lứa tuổi trung niên. Đặc điểm của cả hai đều khó nhìn gần, dễ nhìn xa. Nhưng viễn thị thì xảy ra ở mọi lứa tuổi, còn lão thị xuất hiện ở người trên 40 tuổi.
Và chắc chắn sự phát triển cũng như cách điều trị của hai bệnh là khác nhau. Chính vì thế khi xuất hiện bất cứ biểu hiện nào chúng ta nên hỏi ý kiến chuyên gia để được chẩn đoán đúng.
Các cách điều trị hiện nay
Việc điều trị khi bị viễn thị giúp giảm các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Đeo kính viễn thị
Khi lựa chọn kính cho người bị viễn thị đặc biệt với mức độ viễn thị trung bình và nặng, cần cân nhắc theo dõi đáp ứng xem có phù hợp không vì người bệnh cần có thời gian để thích nghi.
Kính viễn thị là một loại kính hội tụ giúp kéo ảnh vật hội tụ sau võng mạc rơi đúng vào vị trí võng mạc. Kính gọng là giải pháp phổ biến được người bệnh sử dụng. Tuy nhiên, kính tiếp xúc – hay kính áp tròng có thể giải pháp thay thế cho gọng vì đôi khi bệnh nhân không thích nghi hoặc từ chối đeo kính gọng.
Đối với lứa tuổi trưởng thành có những công việc đòi hỏi nỗ lực ở thị giác gần rất nhiều. Do đó việc điều chỉnh một phần kính bị viễn thị sẽ giúp ích cho người bệnh.
Tập luyện thị giác
Đây là một phương pháp hữu hiệu cho các rối loạn về điều tiết do viễn thị gây ra giúp người bệnh cải thiện tình trạng điều tiết vốn không thể khắc phục hoàn toàn bằng việc đeo kính.
Việc kết hợp giữa kính và tập luyện thị giác làm cải thiện đáng kể tình trạng thị giác hai mắt của bệnh nhân trong trường hợp lác do bị viễn thị. Một số bài tập cho mắt:
- Đảo mắt
- Nhắm mắt
- Hình số tám
- Thay đổi tiêu cự cho mắt.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đây là việc giúp giảm bớt nỗ lực thị giác của người bệnh. Cải thiện điều kiện chiếu sáng, giảm chói lóa ở sách vở, sử dụng sách vở có chất lượng in ấn tốt, nghỉ ngơi mắt từng lúc và cải thiện môi trường làm việc nhất là các công việc liên quan tới máy tính.
Phẫu thuật
Để giải quyết viễn thị do nguyên nhân giác mạc và thể thủy tinh, người bệnh có thể chọn phẫu thuật mắt là biện pháp tối ưu nhất. Phẫu thuật giúp thay đổi hình dạng giác mạc hoặc hình dạng của thể thủy tinh để hội tụ ánh sáng rơi vào võng mạc.
Viễn thị là bệnh có thể di truyền. Với các trường hợp bị viễn thị cao cần đưa con cái đi thăm khám sớm vì có thể có khả năng bệnh biểu hiện ở con.
Chủ động phòng tránh bị viễn thị bằng cách khám sàng lọc tật khúc xạ mắt, ăn uống đủ dinh dưỡng kết hợp với làm việc ở nơi đủ ánh sáng và giữ khoảng cách phù hợp. Liên hệ hotline vivision kid để được các chuyên gia khám và tư vấn bệnh về mắt.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: