Nguyên nhân bị cườm mắt ở trẻ và cách phòng bệnh
Cườm mắt gây ảnh hưởng nặng nề đến thị lực của người bệnh thậm chí là mất hoàn toàn thị lực chỉ trong một thời gian ngắn. Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân bị cườm mắt, mời bạn theo dõi bài viết sau.
Cườm mắt là gì?
Cườm mắt được chia thành hai bệnh, đó là: Cườm khô (hay còn gọi là đục thể thủy tinh) và cườm ướt (hay còn gọi là tăng nhãn áp glocom ). Đây là hai bệnh điển hình gây giảm thị thực cho người bệnh và dẫn đến nguy cơ mù lòa cao. Tuy tên gọi có phần giống nhau, nhưng bản chất hai bệnh này là khác nhau về nguyên nhân bị cườm mắt và phác đồ điều trị. Cụ thể:
Cườm khô – Đục thể thủy tinh: Đục thể thủy tinh là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở trẻ em. Đục thể thủy tinh có biểu hiện là mất tính trong suốt thường có của thể thủy tinh tự nhiên. Bệnh có thể diễn biến từ từ, cũng có thể xuất hiện từ lúc bẩm sinh. Gọi là đục thủy tinh thể trẻ em khi bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn 15 tuổi. Triệu chứng của đục thể thủy tinh là: đồng tử trắng, lác mắt, trẻ hay nheo mắt, chói mắt. Với trẻ lớn hơn có thể kêu nhìn mờ, hoặc tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia mờ, hoặc phát hiện khi đi khám sức khỏe, khám khúc xạ cho trẻ.
Cườm nước – Glocom (tăng nhãn áp, thiên đầu thống). Bệnh glocom trẻ em hay gặp nhất là do nguyên nhân nguyên phát, cơ chế gây bệnh là do ngừng phát triển hoặc kém phát triển góc mống mắt – giác mạc ở giai đoạn thai kỳ hoặc bất thường hệ thống thoát lưu thủy dịch, làm cản trở việc lưu thông thủy dịch ở mắt. Dần dần sự ứ trệ của thủy dịch làm cho tăng nhãn áp, tạo áp lực lên các cấu trúc nội nhãn như thần kinh thị giác, giác mạc, củng mạc, võng mạc. Triệu chứng glocom ở trẻ em với tam chứng điển hình là: chảy nước mắt, sợ ánh sáng, co thắt mi mắt. Ngoài ra, ta còn gặp triệu chứng mắt lồi to, lòng đen (hay giác mạc) có kích lớn hơn bình thường, đây gọi là dấu hiệu mắt trâu.
Những nguyên nhân gây cườm mắt
Cườm mắt khô
Đục thể thủy tinh ở trẻ em đa số không biết nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân đột biến gen gây nên sự phát triển bất thường từ bào thai. Sau đây là những nguyên nhân được phân theo từng nhóm:
Di truyền: bệnh di truyền trong gia đình có người bị đục thủy tinh thể, chính vì vậy khi trẻ nhỏ nghi ngờ đục thủy tinh thể bác sĩ thường đặt câu hỏi tiền sử gia đình có ai bị bệnh về mắt, mắt kém không. Gen gây bệnh có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc giới tính, gen trội hoặc gen lặn.
Tổn thương phối hợp trong các bệnh hoặc hội chứng di truyền như: hội chứng Lowes, hội chứng Alport, hội chứng marfan,…
Mẹ nhiễm trùng trong thời gian mang thai: Rubella (phổ biến) – nhiễm siêu vi gây tổn thương ở mắt gây đục thể thủy tinh, tim bẩm sinh, tai điếc, Ngoài ra, nếu mẹ bị nhiễm thủy đậu, toxoplasma, Herpes simplex, quai bị, thiếu oxy hoặc suy dinh dưỡng bào thai,… cũng là những nguy cơ gây đục thủy tinh thể.
Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể mắc phải ở trẻ:
- Bệnh võng mạc trẻ sinh non;
- Hạ đường huyết, hạ canxi huyết;
- Tia xạ;
- Chấn thương mắt trước đó, giờ xuất hiện nhìn mờ thì cũng nghi ngờ đục thủy tinh thể;
- Đái tháo đường;
- Dùng thuốc: corticosteroid, naphthalene, triparanol, lovastatin;
- Bệnh wilson;
- Giun đũa chó mèo.
Đa số những nguyên nhân do mắc phải thường ít gặp, hoặc không phải luôn gây đục thủy tinh thể.
Cườm mắt ướt
Glocom nguyên phát liên quan đến bất thường phát triển hệ thống dẫn lưu thủy dịch.
- Glocom bẩm sinh do di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường;
- Glocom liên quan đến một số bất thường cấu trúc mắt như: không có mống mắt, thiểu sản mống mắt, củng mạc hóa giác mạc,….
Glocom thứ phát là do tổn thương hệ thống thoát lưu thủy dịch do bất thường một vài thành phần khác của mắt hoặc bệnh toàn thân như:
- Glocom góc đóng do nghẽn đồng tử ở mắt nhỏ;
- Mắt bị lệch thể thủy tinh;
- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non làm cho mặt phẳng mống mắt – thể thủy tinh nhô ra trước;
- Rubella bẩm dinh;
- Ngộ độc rượu bào thai;
- Hội chứng mắt – não – thận;
- Ngoài ra, chấn thương mắt, sau phẫu thuật mắt hoặc một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân bị cườm mắt ướt.
Như vậy, nguyên nhân gây ra cườm mắt khô và cườm mắt hầu như khác nhau, chỉ có một vài bệnh lý toàn thân hoặc mắc phải có thể gây ra cả hai bệnh như: đái tháo đường, thuốc corticoid, chấn thương,…
10 điều ba mẹ cần ghi nhớ để phòng ngừa cườm mắt cho trẻ
Cho trẻ khám sàng lọc bệnh về mắt một cách định kỳ 6 tháng một lần từ khi trẻ sinh ra
Đây vừa là biện pháp phòng ngừa, vừa phát hiện sớm bệnh khi trẻ có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có người mắc bệnh cườm mắt, để trẻ được tiếp nhận điều trị kịp thời.
Đưa trẻ đi khám ngay
Nếu có triệu chứng bất thường về thị lực như nhìn mờ, hay chảy nước mắt, đồng tử to hơn bình thường hoặc đồng tử trắng.
Trẻ có bệnh cần điều trị corticoid thường xuyên, bạn cần phải thông báo với bác sĩ nhãn khoa
Để được tư vấn về công dụng cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc, bác sĩ sẽ là người quyết định liều lượng, thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Dinh dưỡng tốt cho đôi mắt khỏe đẹp
Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt là rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E,… đây là những chất có tác dụng tăng chuyển hóa rất tốt cho mắt, tăng tái tạo tế bào và ngăn chặn được quá trình thoái hóa.
Bảo vệ mắt khỏi chấn thương
Đối với trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được hành động, bố mẹ nên để xa tầm tay trẻ những đồ vật nguy hiểm vì trẻ có thể cầm và vô tình làm tổn thương mắt. Đôi khi chỉ là những tác động nhỏ, ví dụ như: dụi mắt thường xuyên, cào hay gãi cũng có thể gây chấn thương mắt, về lâu về dài đó là nguyên nhân gây ra cả hai bệnh cườm mắt là glocom và đục thủy tinh thể.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng gắt của mặt trời hoặc nhân tạo
Bằng cách đội mũ rộng vành hoặc đeo kính cho trẻ. Tia cực tím của ánh mặt trời nếu tiếp xúc trong thời gian dài gây hại cho giác mạc, thể thủy tinh, võng mạc của trẻ.
Vui chơi, vận động ngoài trời
Cho con vui chơi, thể dục nhưng chú ý tránh vận động mạnh, nhịp tim tăng có thể ảnh hưởng đến nhãn áp
Hạn chế thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh của điện thoại là nguyên nhân trực tiếp gây ra rất nhiều các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,… trẻ dễ bị khô mắt, mỏi mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt nhiều khi tiếp xúc với thiết bị điện tử. Những biểu hiện trên thường xuyên bị bỏ qua hoặc coi nhẹ, nhưng đâu biết rằng đó có thể là biểu hiện giác tiếp của bệnh cườm mắt.
Ngồi và nằm đúng tư thế
Tránh tư thế cúi đầu, ngủ ở đúng tư thế là một cách để thủy dịch được lưu thông thuận lợi, không bị ứ trệ, lắng đọng tại một điểm.
Giữ răng miệng trẻ sạch sẽ
Có mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và tăng nhãn áp.
Bệnh cườm mắt ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, vai trò của việc khám sàng lọc ngày càng được đề cao, nhằm phát hiện sớm các bệnh về mắt cho trẻ nói chung và cườm mắt nói riêng. Khi trẻ có triệu chứng, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đưa ra kết luận và phác đồ điều trị kịp thời.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: