Nguyên nhân bị lác ở trẻ nhỏ? Có phải là do bẩm sinh
Hiện nay, lác mắt ở trẻ thường là nguy cơ đáng lo ngại cho các bố mẹ. Bài viết sau đây sẽ tập trung vào ba điểm quan trọng: N
guyên nhân bị lác ở trẻ nhỏ, khả năng chữa khỏi của lác bẩm sinh, và thời điểm cần thiết để thực hiện điều trị.
Nguyên nhân bị lác ở trẻ nhỏ
Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, việc chăm sóc sức khỏe và phát triển thị lực đóng vai trò quan trọng. Lác mắt ở trẻ nhỏ là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát và học hỏi. Dưới đây là những nguyên nhân bị lác ở trẻ nhỏ thường gặp mà bố mẹ cần chú ý.
Một trong những nguyên nhân bị lác chính ở trẻ là viễn thị cao. Viễn thị là một tật khúc xạ thường gặp ở độ tuổi này. Tuy nhiên khi độ viễn thị cao đồng nghĩa với việc mắt không thể nhìn rõ đối tượng ở cả gần và xa.
Đồng thời nếu hai mắt có độ chênh lệch khúc xạ lớn, một bên mắt của trẻ có viễn thị cao, đồng nghĩa với việc mắt đó không thể phối hợp chuyển động một cách linh hoạt với mắt kia, gây ra tình trạng lác.
Liệt cơ là một nguyên nhân bị lác ở trẻ khác mà bố mẹ cần nhớ. Sáu cơ trong mỗi mắt của mỗi chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chuyển động và đảm bảo phối hợp linh hoạt giữa hai mắt. Liệt cơ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho sự phối hợp giữa cơ mắt trở nên khó khăn và dẫn đến tình trạng lác mắt.
Lác mắt có mối liên hệ với một tình trạng có thể là nguyên nhân bị lác khác mà bố mẹ cần chú ý, đó là nhược thị. Hay còn được biết đến là tình trạng”mắt lười”.
Nhược thị sẽ xảy ra khi tín hiệu từ một bên mắt bị giảm do không được não sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Trẻ bị lác mắt sẽ tập trung ít hơn vào một mắt, gây tổn thương cho thị lực và khả năng nhận thức không gian ba chiều.
Lác mắt cũng có thể do bẩm sinh. Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi được phát hiện lác thì cần được chú ý đặc biệt do đây là thời điểm trẻ phát triển khả năng quan sát vật.
Việc đưa trẻ đến thăm bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng. Đánh giá và can thiệp sớm có thể giúp cải thiện tình trạng lác và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thị lực của trẻ.
Lác bẩm sinh có thể chữa khỏi không?
Việc phát hiện ra rằng trẻ mắc tình trạng lác bẩm sinh có thể khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng và bất an. Tuy nhiên, không phải lúc nào lác bẩm sinh cũng không thể can thiệp. Trên thực tế, có nhiều phương pháp và giải pháp mà y học hiện đại cung cấp, mang lại hy vọng và cơ hội cho sự phát triển toàn diện của bé.
Có nhiều nguyên nhân bị lác ở trẻ. Một số trường hợp lác bẩm sinh có thể có nguyên nhân do yếu tố gen hoặc các vấn đề khác như tật khúc xạ, điều tiết,….
Ngày này, với sự phát triển của y học đã mang lại những phương pháp điều trị hiệu quả, giúp kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng của lác. Tuy nhiên, để có cách xử trí phù hợp, quan trọng nhất là thảo luận và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa mắt để đưa ra quyết định chăm sóc chính xác nhất.
Trong những trường hợp nguyên nhân bị lác bẩm sinh do tật khúc xạ hoặc vấn đề liên quan đến khả năng điều tiết của trẻ, việc đeo kính có thể là một giải pháp không chỉ để giúp sự cải thiện thị lực mà còn để giảm độ lác, giúp tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của bé yêu, trẻ có thể đáp ứng tốt với việc đeo kính.
Khi đó, trẻ sẽ cần được thăm khám chuyên sâu với bác sĩ và chuyên gia khúc xạ nhãn khoa để tìm ra kính phù hợp nhất.
Trong một số tình huống mà việc đeo kính không đạt được kết quả mong muốn ở trẻ thì có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật mắt, giúp cải thiện sự phối hợp giữa hai mắt và đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình phát triển thị lực.
Phẫu thuật có thể được tùy chỉnh dựa trên tình trạng lác cụ thể của từng trẻ. Gia đình sẽ được tư vấn về tình trạng cũng như phương pháp phẫu thuật dành cho trẻ.
Lưu ý rằng quá trình chăm sóc y tế đối với lác bẩm sinh đôi khi đòi hỏi sự kiên trì và hiểu biết sâu sắc về tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì thế bố mẹ đừng ngần ngại chia sẻ mọi lo ngại và nghi ngờ với đội ngũ y tế.
Khi nào trẻ cần điều trị lác?
Mỗi bậc phụ huynh đều mong muốn thấy con phát triển toàn diện và có thị lực khỏe mạnh. Nếu phát hiện nguyên nhân bị lác ở trẻ thì khi nào cần điều trị lác là một câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm, và dưới đây là những gợi ý để giúp các bố mẹ nhận biết thời điểm quan trọng để tìm kiếm sự chăm sóc mắt cần thiết
Điều quan trọng bố mẹ cần nhớ đó là điều trị càng sớm càng tốt. Trẻ bắt đầu điều trị lác càng sớm thì, nguy cơ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ sẽ thấp hơn.
Trong giai đoạn từ khi trẻ mới sinh đến 4 tháng tuổi, là giai đoạn rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thị lực. Bất kỳ biểu hiện lạ, như mắt không theo đối tượng hoặc chuyển động bất thường, nghi ngờ có nguyên nhân bị lác đều cần được bố mẹ chú ý và chuyển thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Mắt trẻ sơ sinh bị lác có thể không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ, mà thị giác của trẻ cũng có thể đang bị đe dọa. Ví dụ, theo thời gian thì mắt thẳng hơn khi chiếm ưu thế hơn có thể bù đắp cho mắt bị lác, điều này có thể dẫn đến giảm thị lực ở mắt bị lác khi não bỏ qua các tín hiệu thị giác của nó. Đây chính là tình trạng nhược thị đã được đề cập ở phần trước
Có nhiều phương pháp điều trị lác mắt, từ miếng dán, kính đến phẫu thuật, có thể làm thẳng mắt lác của con bạn và bảo vệ thị lực của chúng.
Miếng dán và kính thường được sử dụng để giúp củng cố cơ mắt và tăng cường khả năng thị lực. Đối với những trường hợp cần thiết, phẫu thuật có thể là một giải pháp hiệu quả, giúp cải thiện sự phối hợp giữa hai mắt và đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình phát triển thị lực.
Thông qua bài viết này, hi vọng các bố mẹ đã rút ra thêm kinh nghiệm cho bản thân. Trên hết, bố mẹ cần ghi nhớ rằng bất kỳ biểu hiện của lác ở trẻ nhỏ đều đáng chú ý và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt.
Khi phát hiện các nguyên nhân bị lác, việc điều trị đúng cách không chỉ mang giúp trẻ phát triển bình thường mà còn giúp bảo vệ thị giác của con.
Tại vivision kid có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt cùng các chuyên viên khúc xạ nhãn khoa với kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị lác cho trẻ. Chúng tôi sẽ đem lại môi trường thăm khám chuyên nghiệp và tận tâm cho gia đình.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.