Nguyên nhân mắt bị ngứa và tại sao không nên dụi mắt?
Mắt bị ngứa là triệu chứng rất phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần tìm ra nguyên nhân để điều trị, đồng thới điều trị triệu chứng. Việc dụi mắt để giảm cảm giác bị ngứa hốc mắt có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cần phòng tránh.
Những nguyên nhân khiến mắt bị ngứa
Mắt bị ngứa do nguyên nhân dị ứng theo mùa
Đây là một vấn đề mà rất nhiều người có thể gặp phải. Mắt bị ngứa theo chu kỳ, bị ngứa cùng một thời điểm mỗi năm có thể do dị ứng theo mùa. Ngoài tình trạng bị ngứa hốc mắt, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng đi kèm khác như nghẹt mũi, hắt hơi,… Theo các chuyên gia, những triệu chứng dị ứng thông thường nguyên nhân do sự kích hoạt của Histamin. Để cải thiện tình trạng mắt bị ngứa do dị ứng theo mùa, bạn nên:
- Thường xuyên theo dõi trước dự báo thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn như trời chuyển lạnh đột ngột hay mưa quá nhiều,… khiến cơ thể có những phản ứng bất thường và dễ bị ngứa hốc mắt do dị ứng thời tiết. Cách tốt nhất là bạn hãy hạn chế không ra ngoài trời và nên làm việc trong nhà nếu có thể;
- Tắm rửa hàng ngày và luôn thay quần áo thường xuyên;
- Nếu tình trạng ngứa khiến bạn quá khó chịu, có thể xem xét dùng thuốc kháng histamin không kê đơn.
Mắt bị ngứa do nguyên nhân bị khô mắt
Tác dụng của nước mắt chính là duy trì độ ẩm cho mắt. Vì một số nguyên nhân, mắt ngừng hoặc giảm tiết ra nước mắt khiến mắt của bạn bị khô và bị ngứa hốc mắt. Người cao tuổi chính là những đối tượng nguy cơ cao bị khô mắt do quy luật lão hóa tự nhiên dần theo tuổi tăng dần khiến tình trạng tiết nước mắt càng ngày càng giảm dần.
Bên cạnh đó, một số căn bệnh khác cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nước mắt đó là đái tháo đường, tắc tuyến lệ, viêm khớp hay do dùng các loại thuốc toàn thân như thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,… Ngoài ra, nếu thường xuyên làm việc ở trong môi trường nhiều gió, có độ ẩm thường thấp,… bạn cũng sẽ dễ bị khô mắt, bị ngứa mắt hơn bình thường.
Nếu bị ngứa hốc mắt do khô mắt, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp, tốt nhất nên sử dụng tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu khô mắt do bệnh lý, cần khám và điều trị bệnh lý triệt để mới có thể giải quyết hoàn toàn tình trạng bị khô và bị ngứa hốc mắt.
Mắt bị ngứa do nguyên nhân nhiễm trùng
Các nguyên nhân nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, nấm… cũng có thể khiên bạn bị ngứa hốc mắt. Một trong những dạng nhiễm trùng mắt mà nhiều người hay gặp nhất là bệnh viêm kết mạc. Ngoài biểu hiện mắt bị ngứa dữ dội, bệnh nhân còn có thể cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, và kèm theo triệu chứng đỏ mắt.
Phần lớn những trường hợp này sẽ được bác sĩ điều trị bằng các loại kháng sinh. Trong trường hợp cần thiết cũng có thể kết hợp điều trị bằng steroid. Với những bệnh nhân bị nặng, gây ra biến chứng nghiêm trọng bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc ức chế miễn dịch.
Mắt bị ngứa do nguyên nhân viêm bờ mi
Viêm bờ mi hay còn gọi là viêm mí mắt chính là nguyên nhân dẫn đến mắt bị ngứa, đỏ mắt, sưng mắt hay chảy nước mắt. Bệnh này xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở mi mắt bị tắc nghẽn. Tuy rằng không làm giảm thị lực nhưng bệnh lý viêm bờ mi có thể tiến triển mạn tính, gây ra viêm kết mạc và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Đối với những trường hợp bị nhẹ, bệnh nhân nên giữ sạch sẽ mí mắt. Với những trường hợp nặng, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh và chống viêm để điều trị cho người bệnh.
Mắt bị ngứa do nguyên nhân dùng kính áp tròng sai cách
Kính áp tròng ngày càng phổ biến hơn, nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị ngứa. Cụ thể là khi bạn dùng loại kính này thời gian quá dài hoặc không thường xuyên thay kính, vệ sinh kính đúng cách, hoặc là mua phải loại kính kém chất lượng,… có thể dẫn đến mắt bị kích ứng và từ đó gây phản ứng bị ngứa hốc mắt, đỏ mắt.
Lời khuyên dành cho những người đang sử dụng kính áp tròng là hãy thường xuyên thay kính, vệ sinh kính đúng cách, sạch sẽ và chăm sóc mắt cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm và mắt bị ngứa hay đỏ.
Tại sao không nên dụi mắt
Dụi mắt là thói quen của rất nhiều người và là một trong những nguyên nhân khiến cho mắt bạn bị đỏ, đau và tình trạng mắt bị ngứa càng nghiêm trọng hơn.
Không quan trọng nguyên nhân khiến bạn dụi mắt là gì, việc dụi mắt có thể gây:
- Việc dụi mắt có thể làm yếu các liên kết collagen, góp phần vào quá trình hình thành nếp nhăn xung quanh mắt;
- Dụi mắt có thể tạo áp lực và gây tổn thương cho giác mạc, đặc biệt là khi mắt bị ngứa do có dị vật;
- Hành động dụi mắt thường dẫn đến giải phóng histamin, làm tăng cảm giác ngứa và kích thích mắt;
- Việc chạm vào mắt bằng tay bẩn, không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt và các vấn đề sức khỏe khác.
Cách để bỏ thói quen dụi mắt
Để giảm triệu chứng và bỏ thói quen dụi mắt, bạn có thể thực hiện những bước sau:
- Quan trọng nhất là thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ngứa mắt và đề xuất phương pháp điều trị cụ thể;
- Nếu nghi ngờ dị ứng, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, thực hiện vệ sinh nhà cửa, và duy trì môi trường sạch sẽ;
- Nếu sử dụng lens, tạm thời ngưng để giảm áp lực và kích thích cho mắt.
Để tạm thời giảm triệu chứng bị ngứa hốc mắt, bạn có thể làm:
- Đắp một chiếc khăn sạch lạnh vừa phải, ẩm và nhắm mắt để làm dịu triệu chứng. Cần lưu ý nhiệt độ khăn tránh bỏng lạnh gây tổn thương mắt;
- Dùng nước mắt nhân tạo để tra mắt giúp giữ độ ẩm cho mắt, tránh cho mắt bị khô từ đó làm giảm triệu chứng bị ngứa hốc mắt.
Mắt bị ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc dụi mắt chỉ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy cần bỏ thói quen dụi mắt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa mắt bị ngứa. Hãy đặt lịch hẹn và thăm bác sĩ chuyên khoa ngay để đạt được chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: