Nheo mắt là dấu hiệu của bệnh gì? 1 số vấn đề có biểu hiện nheo mắt

Nheo mắt có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề tại mắt, vậy trẻ nheo mắt nhiều cảnh báo điều gì, hãy cùng vivision kid tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trẻ nheo mắt nhiều là dấu hiệu của điều gì?

Nheo-mat

Nheo mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi trẻ cố nhíu mi mắt lại để nhìn một vật ở khoảng cách quá xa hoặc quá gần so với tầm nhìn của trẻ, đây được gọi là hiện tượng nheo mắt. Nheo mắt giúp trẻ có thể nhìn rõ hơn, khi mắt không thể nhìn rõ thì sẽ xuất hiện hiện tượng này nhiều hơn.

 Mắt nheo liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Tật khúc xạ

Mat-nhin-mo-co-phai-bi-can-thi-khong

Các tật khúc xạ

Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị…thường có biểu hiện là mỏi nhức, nhìn mờ, thường hay nheo mắt để cải thiện triệu chứng. Các tật khúc xạ làm cho mắt trở bên yếu hơn, thị lực giảm đi việc nheo mắt sẽ giúp thu hẹp trường nhìn, giúp trẻ nhìn rõ vật ở phía trước hơn một chút.

Nhạy cảm với ánh sáng 

Người bị nhạy cảm với ánh sáng thường thấy khó chịu với các nguồn sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng của bóng đèn khiến cho mắt liên tục hoặc thậm chí phải nhắm mắt lại. Một số nguyên nhân gây ra hội chứng này gồm, khô mắt, chấn thương tại mắt, bệnh bạch tạng, tổn hại đồng tử,…

Nheo mắt gây ra những hạn chế nào?

Dù nheo mắt có thể làm cho mắt chúng ta nhìn rõ hơn một chút nhưng độ rõ nét đem lại là không đủ chính xác.

Mắt phải nheo trong thời gian dài còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn lúc nào cũng trong trạng thái cau có, căng thẳng, hơn nữa nó còn làm vùng da quanh mắt và quanh trán dễ nhăn hơn và tốc độ lão hóa da vùng mắt, trán sớm hơn.

Cần làm gì khi trẻ nheo mắt nhiều?

Để có thể xác định hướng xử lý cho trẻ hay nheo mắt, hãy cho con trẻ đến khám tại các cơ sở và phòng khám uy tín để xác định nguyên nhân trẻ hay nheo mắt.

Tật khúc xạ chưa được chỉnh kính

Nheo-mat

Nếu đây là nguyên nhân khiến trẻ hay nheo mắt, bố mẹ hãy đưa bé đến các phòng khám bệnh viện kiểm tra xác định tật khúc xạ và đeo kính theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp đơn giản và thường được dùng nhất là sử dụng kính gọng và kính áp tròng, ngoài ra còn các phương pháp khác như phẫu thuật 

Do viêm kết mạc

Nheo-mat-3

Viêm kết mạc

Hãy cho bé đến ngay các bác sĩ kiểm tra để có thể điều trị kịp thời bệnh, khi mắt bé trở lại bình thường các triệu chứng của viêm kết mạc như nheo mắt cũng sẽ tự hết.

Do nhạy cảm với ánh sáng

Nheo-mat

Nhạy cảm với ánh sáng khiến mắt nheo lại

Nếu các nguồn sáng như ánh sáng mặt trời khiến bạn thấy khó chịu phải nheo mắt, hãy sử dụng kính râm, nón rộng vành để chắn nắng. Một lưu ý khi sử dụng kính râm rằng bạn hãy lựa chọn các loại mắt kính có khả năng chống tia UV để bảo vệ mắt.

Một lựa chọn tiện lợi khác là bạn có thể lựa chọn tròng kính đổi màu, tự động chuyển màu dưới ánh sáng mặt trời, đây sẽ là một lựa chọn phù hợp cho những người vừa có tật khúc xạ vừa nhạy cảm với ánh sáng. 

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy thường xuyên đi khám mắt định kì từ 3 đến 6 tháng để có thể bảo vệ và phát hiện kịp thời các vấn đề, hãy cùng đồng hành với vivision kid trên hành trình giữ gìn đôi mắt sáng.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.