Những điều cần biết về bệnh viêm kết mạc mắt
Bệnh viêm kết mạc hay có tên là bệnh đau mắt đỏ, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè, có thể lây lan thành dịch. Bệnh có thể điều trị và phòng tránh được. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh để phòng ngừa bệnh kịp thời.
Viêm kết mạc là gì?
Kết mạc mắt gồm có kết mạc nhãn cầu và kết mạc mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm do một số các tác nhân gây ra nên gọi là bệnh viêm kết mạc.
Triệu chứng của viêm kết mạc mắt
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc do virus
- Thấy biểu hiện kết mạc mắt đỏ;
- Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt, có cảm giác cộm ở mắt;
- Phù mi mắt, có thể thấy bị xuất hiện giả mạc ở mắt;
- Có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt hay viêm họng, nổi hạch;
- Khi có một trong những biến chứng: Cảm giác bị chói mắt hay giảm thị lực hoặc thâm nhiễm giác mạc;
- Có thể bị một hoặc cả hai bên.
Triệu chứng của viêm kết mạc do một số vi khuẩn
- Thấy có gỉ mắt (ghèn) màu xanh hoặc vàng dính 2 mi mắt khi bạn thức dậy;
- Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt;
- Xuất hiện gỉ mắt xanh hay màu vàng dính vào 2 mi mắt khi bạn thức dậy vào buổi sáng;
- Kết mạc mắt bị chuyển đỏ;
- Trong một số trường hợp nặng gây ra bệnh viêm loét giác mạc có thể giảm thị lực không phục hồi;
- Có thể bị một bên hoặc cả hai bên mắt.
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc nguyên nhân bị dị ứng
- Bệnh này có khả năng xuất hiện theo mùa và có khả năng tái phát cao;
- Chảy nước mắt có thể kèm theo triêu chứng ngứa mắt nhiều;
- Thường kèm theo triệu chứng viêm mũi dị ứng;
- Bệnh thường hay xảy ra ở cả hai bên mắt.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc
Các nguyên nhân hay gây bệnh viêm kết mạc bao gồm:
- Do virus: Là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó có khoảng 80% là do Adenovirus. Bệnh này thường dễ lây lan khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của bệnh nhân;
- Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn ví dụ như tụ cầu, Hemophilus influenza,… các bệnh có đường lây qua tiếp xúc với dịch tiết hay có dính những dịch tiết chạm vào mắt. Có khả năng gây ra tổn thương nặng nếu như bệnh không được điều trị;
- Do một số tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc,…): Xuất hiện trên một số người có cơ địa dễ dị ứng, bệnh thường xuyên xuất hiện tái đi tái lại và có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và mếu muốn điều trị được dứt điểm ta phải tìm được tác nhân gây dị ứng.
Viêm kết mạc mắt có lây không?
Tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh, qua một số đường như đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…
- Tiếp xúc gián tiếp qua một số việc như cầm, nắm, chạm vào một số vật dụng bị nhiễm những loại vi khuẩn hay virus gây bệnh (như tay cầm nắm cửa hay đồ chơi hoặc nút bấm cầu thang…);
- Dùng chung những vật dụng hay đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt hay chăn gối…);
- Sử dụng những nguồn nước công cộng sẽ dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi);
- Thói quen hay dùng tay dụi mắt hoặc sờ vào mũi, ngậm vào miệng…
Một số điều cần lưu ý đối với nguy cơ gây lây nhiễm của viêm kết mạc:
- Ở một số những nơi công cộng, bao gồm như bệnh viện hoặc trường học hay văn phòng làm việc… hoặc những khu vực mà có mật độ dân cư đông đúc, thường xuyên phải tiếp xúc với khoảng cách gần như bến tàu xe, trên xe bus, chợ…thì nguy cơ lây lan nhiễmbệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc do virus) là rất cao.
- Trong vòng một tuần sau khi khỏi bệnh, khả năng viêm kết mạc vẫn có thể lây cho người khác. Vì vậy, để nhằm mục đích phòng bệnh cho cá nhân và tránh để lây lan cho người khác, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt đồng thời rửa tay kỹ và cần chú ý thói quen sinh hoạt.
- Đặc biệt đối với các trẻ em, phụ huynh hãy nhắc nhở các con không được dụi mắt, nhất là khi các con sinh hoạt chung với nhóm bạn. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc bằng những dung dịch sát khuẩn giảm nguy cơ lây lan từ người sang người.
Điều trị bệnh viêm kết mạc mắt
Điều trị viêm kết mạc thường điều trị theo nguyên nhân bị mắc bệnh
Viêm kết mạc do nguyên nhân virus: Bệnh có khả năng tự khỏi mà không cần phải điều trị. Việc điều trị bệnh chủ yếu là việc điều trị triệu chứng như chườm mát hay rửa mắt bằng nước sạch hoặc tránh khô mắt bằng việc nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo sử dụng kháng sinh để phòng bội nhiễm vi khuẩn.
Viêm kết mạc nguyên nhân do vi khuẩn: để điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng một số loại kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt.
Viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng: Cố gắng có thể tìm được tác nhân gây dị ứng và tránh được các tác nhân gây dị ứng hay điều trị bằng các loại thuốc chống dị ứng, sử dụng nước mắt nhân tạo để làm giảm triệu chứng khó chịu.
Viêm kết mạc thì cần kiêng những gì?
- Nhóm các loại thực phẩm gây dị ứng: Nếu cơ địa bệnh nhân bị dị ứng với các loại thức ăn gì, kể cả là dị ứng nhẹ hay nặng thì cũng không nên ăn các nhóm thực phẩm đó trong lúc bị mắc viêm kết mạc;
- Nhóm các gia vị hay thực phẩm cay: Vị cay của thực phẩm có thể dễ làm chúng ta chảy nước mắt, gây khó chịu đối với những người bệnh bị viêm kết mạc. Vì vậy, nên kiêng những loại gia vị như ớt, tiêu… trong lúc bị bệnh;
- Nhóm các loại chất kích thích như: Rượu bia hay các chất uống có chứa cồn…;
- Giảm thời gian sử dụng các loại thiết bị điện tử trong khoảng thời gian bị mắc viêm kết mạc, nên để cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn tốt;
- Tránh việc thức khuya, cần phải ngủ đủ giấc.;
- Tránh một số các nơi có khói hay bụi, gió;
- Tránh day hay dụi mắt vì có nguy cơ cao gây các loại biến chứng nguy hiểm cho giác mạc;
- Tránh bơi lội, tránh để cho nước bẩn hay hóa chất vào mắt khi đang bị bệnh;
- Nếu bạn bị viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ) thì cần kiêng không tiếp xúc với các nơi công cộng để không lây bệnh cho cộng đồng. Nên đeo những loại khẩu trang y tế khi bị bệnh.
Viêm kết mạc là một căn bệnh phổ biến có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Khi xuất hiện các triệu chứng của viêm kết mạc mắt bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: