NHỮNG TRIỆU CHỨNG ĐAU MẮT ĐỎ PHẢI ĐƯA CON ĐI KHÁM NGAY LẬP TỨC
Đau mắt đỏ là viêm kết mạc, một tình trạng bệnh phổ biến và dễ lây nhiễm ở trẻ em. Dấu hiệu của đau mắt đỏ dễ phát hiện như: đỏ mắt, ra nhiều gỉ mắt, ngứa cộm,…Gặp những dấu hiệu trên bố mẹ nên cho trẻ đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.
1. Đau mắt đỏ và dấu hiệu cần đi khám ngay
Bệnh đau mắt đỏ là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ lây nhiễm cao, nhiều người thường thắc mắc cách chữa đau mắt đỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu hiệu, cách điều trị và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ, cùng với các cách phòng ngừa.
Bệnh đau mắt đỏ có một số dấu hiệu đặc trưng. Bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu phổ biến dưới đây nhận biết trẻ bị viêm kết mạc.
Đỏ mắt: Một trong những biểu hiện rõ nhất của bệnh đau mắt đỏ là phần lòng trắng mắt chuyển dần sang màu đỏ. Dấu hiệu này thường không đặc trưng cho bệnh đau mắt đỏ do nhiễm virus.
Ngứa cộm ở mắt: Các tác nhân vi khuẩn virus tấn công gây tổn thương bề mặt kết mạc làm trẻ cảm giác như có vật bám lên bề mặt nhãn cầu gây khó chịu cho trẻ, làm trẻ quấy khóc.
Tiết nhiều dịch ở mắt: Sự chảy nước mắt nhiều thường thấy ở người bệnh viêm kết mạc do virus hoặc dị ứng. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, mắt có thể tiết ra dịch mủ màu vàng xanh. Khi ngủ, mắt có thể tiết ra dịch và tích tụ lại ở hai mí mắt làm cho bé không thể nhìn được.
Nhạy cảm với ánh sáng: Trẻ bị viêm kết mạc và đau do virus thường nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt có thể đau dữ dội khi gặp ánh sáng mạnh. Trẻ có thể có xu hướng sợ và tránh nơi có nhiều ánh sáng.
Ngoài những dấu hiệu ở mắt, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như ho, sốt nhẹ hay đau họng,…thậm trí nhiễm trùng đường hô hấp nhưng không thường gặp.
2. Điều trị đau mắt đỏ muộn có ảnh hưởng không?
Thực tế đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, do vậy nếu bố mẹ không giúp con điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng hay gặp của đau mắt đỏ ở trẻ như: giả mạc, viêm giác mạc chấm nông,..
Hay trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng hiếm gặp như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu hay viêm mủ túi lệ…dẫn đến việc điều trị sẽ khó khăn, lâu dài và ảnh hưởng nhiều tới thị giác của bé thậm chí có thể gây mù loà.
Hoặc hiện tượng đỏ mắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng- đe doạ thị lực cho BN nếu không được điều trị sớm như viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn…
Không những vậy khi trẻ đau mắt đỏ bé sẽ khó chịu nên chán ăn, ăn ít, không vui vẻ, từ đó mà làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Chính bởi những biến chứng nguy hiểm trên nên cha mẹ không được chủ quan khi thấy mắt con bị đỏ. Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tránh trường hợp chủ quan, tự điều trị tại nhà sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho đôi mắt của trẻ.
3. Vì sao đau mắt đỏ ở trẻ em cần quan tâm nhiều hơn?
Đau mắt đỏ ở trẻ em thường xảy ra do vi khuẩn hoặc virus, điển hình như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu virus adeno, virus herpes, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu… Đặc biệt do trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên càng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
Ngoài ra trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm do chưa có khả năng bảo vệ và vệ sinh khi gặp người viêm kết mạc do đó xảy ra tình trạng lây nhiễm rất nhanh.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bố mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ cũng như những biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ nếu trẻ không được thăm khám đúng cách. Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đau mắt đỏ, hãy đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe mắt của trẻ!
vivision kid – Trung tâm mắt trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: