Nổi mụn lẹo mắt thì cần làm sớm 3 việc sau
Lẹo mắt là tính trạng vi khuẩn tấn công vào vùng mi mắt gây nhiễm khuẩn cục bộ. Vi khuẩn thường gặp gây lẹo mắt là tụ cầu – Staphylococcus. Bệnh có tính chất viêm cấp tính nhưng chỉ cần bỏ túi mẹo nhỏ sau đây tình trạng nổi mụn lẹo sẽ nhanh chóng biến mất.
Mụn lẹo mắt là gì?
Mí mắt là một mô mềm có khả năng chuyển động để bảo vệ nhãn cầu và cung cấp độ ẩm cho mắt bằng cách tái tạo lớp màng nước mắt trên bề mặt nhãn cầu bởi rất nhiều nang xung quanh kết mạc mắt tiết ra chất nhầy khi chớp mắt.
Khi các nang này bị bị tắc lâu ngày tạo điều kiện bội nhiễm vi khuẩn. Trong đó tụ cầu là căn nguyên hay gặp nhất.
Mụn lẹo hay lẹo mắt là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện một cục áp xe nhỏ như mụn ở vùng mi mắt, giới hạn rõ, sưng đỏ và có mủ bên trong.
Hiểu được bản chất của mụn lẹo giúp bạn yên tâm điều trị. Dưới đây là 3 việc cần làm sớm khi bị mụn lẹo.
Vệ sinh sạch bờ mi
Dùng nước muối ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng vệ sinh bờ mi ít nhất 2 ngày 1 lần.
Đặc biệt đối với phụ hay trang điểm, các hạt phấn nhỏ li ti sẽ bám đầy vào chân nang lông, nếu không làm sạch hoặc dùng mỹ phẩm bẩn gây bít tắc lỗ ra của nang. Khi bị mụn lẹo, phụ nữ nên hạn chế mỹ phẩm rơi vào khiến bệnh lâu khỏi.
Một số dụng cụ và dung dịch chuyên dụng làm sạch mi mắt:
- Tăm bông;
- Khăn lau TTO, dung dịch vệ sinh bờ mi chuyên dụng…
- Nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt sinh lý vừa có tác dụng chống nhiễm khuẩn vừa rửa trôi được bụi bẩn li ti bám ở nhãn cầu và bờ mi.
Cách vệ sinh bờ mi đúng cách: Làm ướt tăm bông bằng dung dịch rửa hoặc khăn lau bờ mi TTO, dùng tay kéo mi dưới xuống hoặc đẩy mí trên lên, tay còn lại dùng khăn lau nhẹ nhàng.
Nếu mụn lẹo tự vỡ, ép từ từ cho mủ chảy hết ra rồi rửa sạch với nhiều nước. Kết hợp với chườm ấm giúp đẩy mủ ra dễ dàng hơn.
Lưu ý khi vệ sinh bờ mi: tránh cọ xát, day dụi vào giác mạc gây xước giác mạc, cần dùng riêng dụng cụ tránh lây nhiễm.
Thăm khám bác sĩ
Nổi mụn lẹo là bệnh chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào biểu hiện lâm sàng mà không cần làm thêm xét nghiệm gì. Lẹo mắt không phải là chắp, đây là hai bệnh khác nhau.
Bác sĩ sẽ giúp bạn loại trừ những bệnh lý tương tự như chắp, viêm bờ mi, cả các bệnh ác tính như ung thư biểu mô mắt, hoặc bệnh lý nhiễm trùng cơ quan khác gây ra bởi tụ cầu.
Bạn hãy chọn cơ sở khám uy tín có bác sĩ chuyên khoa mắt, dùng thuốc kháng sinh uống hoặc nhỏ mắt theo đơn được kê.
Một số loại nhỏ mắt có thành phần kháng sinh dành cho mụn lẹo: Rohto Antibacterial, Tobrex, Cravit, …
Chườm ấm
Nhiệt độ ấm giúp giãn nở các lỗ chân nang lông vùng mi mắt, tạo điều kiện cho mủ thoát ra ngoài. Đây là liệu pháp vật lý rất tốt cho người bị lẹo mắt.
Cách chườm ấm đúng: Dùng khăn đã được ngâm qua nước ấm, vắt sạch nước và đặt lên mắt trong vòng 15-20 phút. Mỗi ngày chườm ấm khoảng 2 lần giúp người bệnh thấy dễ chịu, giảm đau.
Lưu ý bạn nên thử độ nóng của khăn trước khi chườm tránh bị bỏng.
Chống chỉ định
Bệnh lẹo mắt chỉ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc khi cần và kết hợp các biện pháp tại nhà như trên là sẽ khỏi sớm sau vài ngày.
- Không tự ý dùng thuốc ngoài, hay đắp thuốc lá lên mắt
- Không tự ý chích chắp lẹo tại nhà. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm dễ gây bội nhiễm vi khuẩn, chấn thương phần mềm xung quanh nhãn cầu để lại sẹo mắt, thậm chí mù lòa nếu không may vật nhọn chọc vào nhãn cầu
- Không tự ý ngừng kháng sinh, ngừng corticoid. Nếu trong quá trình theo dõi không thấy đỡ, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám tránh biến chứng cho mắt
- Không dán miếng che mụn lên nốt lẹo mắt càng làm bít tắc chỗ viêm, không thoát được mủ ra ngoài
- Không dụi mắt, gãi, mi mắt làm lây lan vi khuẩn.
Nói chung, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của lẹo mắt, cơ địa của mỗi người mà khi áp dụng các biện pháp trên thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
Đặc biệt đối với lẹo mắt phải dùng thuốc thì nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh dùng quá liều hoặc không đủ liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, kéo dài thời gian điều trị.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.