Nước muối sinh lý có làm giảm khô mắt không?
Khô mắt là tình trạng rất phổ biến trong thời đại công nghệ số, đặc biệt là dân văn phòng khi thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính. Để giải quyết khô mắt, nhiều người thường dùng nước muối sinh lý. Liệu điều này có đúng không? Cùng vivision kid tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương) là dung dịch chứa muối ăn Natri Clorid với nồng độ 0,9%, tức là trong 1 lít nước muối có chứa đúng 9g muối ăn. Áp suất thẩm của dung dịch này bằng với các loại dịch của cơ thể người như nước mắt, máu,… ở điều kiện sinh lý bình thường, khỏe mạnh.
Về mặt tính chất và công dụng, nước muối sinh lý được chia thành một cách tương đối làm 3 loại như sau:
- Loại 1: Dùng để tiêm, truyền vào tĩnh mạch. Đây là dạng có tính vô khuẩn tuyệt đối. Để đạt được điều này thì nó phải được bào chế trong điều kiện hết sức nghiêm ngặt từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất. Dạng này thường được sử dụng khi cần bổ sung dịch cho cơ thể;
- Loại 2: Dùng để nhỏ mắt. Tương tự như trên, dạng này cũng được sản xuất trong điều kiện vô khuẩn, trên bao bì sẽ ghi cụ thể đường dùng ví dụ như chỉ dành riêng cho nhỏ mắt, không dùng theo các con đường khác. Một số hãng sản xuất có thể bào chế ra các sản phẩm với 2 mục đích đồng thời là nhỏ mắt và nhỏ mũi;
- Loại 3: Dùng để súc miệng họng, nhỏ tai, làm dung dịch để rửa vết thương,… Loại này không phải là dung dịch vô khuẩn, vì vậy tuyệt đối không được dùng để tiêm truyền tĩnh mạch hay nhỏ mắt. Công dụng của nhóm này nhìn chung đều là vệ sinh, làm sạch họng miệng, tai, vết thương,…
Dấu hiệu giúp ta nhận biết mắt bị khô
Khô mắt là gì?
Khô mắt là tình trạng giảm thiểu về số lượng và/hoặc chất lượng của nước mắt, dẫn tới các triệu chứng như:
- Đỏ mắt: Do mắt bị khô nên tế bào phía trên bề mặt của mắt rất dễ bị tổn thương, mạch máu ở trên kết mạc nổi rõ hơn hoặc có thể tạo ra hiện tượng xung huyết làm cho mắt bị đỏ;
- Nhạy cảm với ánh sáng: Khi có ánh sáng chiếu vào mắt bị khô sẽ cảm thấy rất khó chịu, thông thường người bệnh sẽ phải nhắm hoặc nheo lại để cảm giác dễ chịu hơn;
- Chảy nước mắt: Màng phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu không đủ khả năng làm ẩm khi mắt bị khô, do đó tuyến lệ phải tiết ra nhiều nước mắt hơn để tự cân bằng độ ẩm;
- Cộm mắt: Có cảm giác cộm như có dị vật trong mắt;
- Mắt bị ngứa và cay;
- Suy giảm thị lực: Mức độ điều tiết của mắt sẽ bị ảnh hưởng khi mắc bệnh khô mắt nên để có thể nhìn rõ mắt phải điều tiết nhiều hơn, lâu dầu khả năng điều tiết bị hạn chế, mắt thường xuyên bị nhức mỏi và nhìn thường xuyên bị mờ nhòe.
Tại sao lại bị khô mắt?
Khô mắt là tình trạng rất phổ biến và nguyên nhân gây nên hiện tượng này cũng rất đa dạng. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây khô mắt:
- Do quá trình lão hóa tự nhiên;
- Mắc các bệnh lý hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren, viêm khớp dạng thấp,…;
- Mắc các bệnh gây tổn thương hoặc gây sẹo xơ tuyến lệ như tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật tuyến lệ, pemphigoid, mắt hột, hội chứng Stevens-Johnson,…;
- Mắc các bệnh dị tật, bất thường về mi mắt; viêm, nhiễm trùng ở mi mắt hoặc trên bề mặt nhãn cầu;
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do dùng thuốc, do môi trường sinh hoạt và lao động,…
Biến chứng của khô mắt là gì?
Bệnh nhân bị khô mắt có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị, bao gồm:
- Nhiễm trùng ở mắt: Nước mắt vốn có tác dụng rửa trôi và bảo vệ mắt khỏi các dị vật và tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu không cung cấp đủ nước mắt có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở mắt;
- Tổn thương bề mặt nhãn cầu: Bệnh khô mắt nếu không được điều trị kịp thời, khi chuyển biến sang giai đoạn nặng có thể làm bề mặt giác mạc bị trầy xước, cuối cùng là loét giác mạc và mù lòa.
Nước muối sinh lý có làm hết khô mắt không?
Các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt trong một số trường hợp có thể cung cấp độ ẩm cho mắt, giúp giảm kích ứng và cải thiện tình trạng khô mắt. Tuy nhiên không thể dùng dung dịch này để thay thế các thuốc điều trị khô mắt chuyên dụng.
Đặc biệt, trong một số trường hợp khô mắt chỉ là triệu chứng của một bệnh lý về mắt tiềm tàng thì việc sử dụng nước muối sinh lý đơn thuần để điều trị là không khả thi. Lúc này rất khó có thể cải thiện tình trạng khô mắt nếu bệnh lý nền không được điều trị. Vì vậy, trong trường hợp này, việc đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp là rất cần thiết.
Chú ý không nên sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày để chữa khô mắt. Bời vì khi sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ làm mất lớp dịch tự nhiên của niêm mạc nhãn cầu gây khô mắt, kích ứng nặng thêm và mắt dễ bị viêm nhiễm.
Các thuốc điều trị khô mắt
Ngoài nước muối sinh lý, bạn có thể sử dụng các loại thuốc điển hình sau đây:
- V.ROHTO DRYEYE: Giúp giảm khô mắt, làm dịu kích ứng mắt do sử dụng thiết bị điện tử, do môi trường,…Nhỏ vào mắt mỗi lần 1 – 2 giọt. Có thể dùng nhiều lần trong ngày tùy tình trạng khô mắt;
- Refresh Tear: Với thành phần chính Carboxymethylcellulose sodium, loại thuốc này giúp tăng độ nhớt và làm cho nước mắt giữ được lâu hơn trên mắt;
- Optive dạng tép: Giúp tăng độ ẩm và độ nhớt cho mắt, đặc biệt không chứa chất bảo quản, nên mỗi tép chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ.
Nước muối sinh lý được sử dụng để dự phòng và điều trị khô mắt trong một số trường hợp nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc trị khô mắt đặc hiệu. Vì vậy, khi bị khô mắt, hãy đến gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân cũng như được kê đơn thuốc phù hợp.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: