Phân biệt ngay mụt lẹo và 2 bệnh lý nguy hiểm tại mi mắt

Lẹo mắt là tình trạng sưng ở bờ mi mắt, có thể ở bên ngoài hoặc bên trong mi mắt. Lẹo mắt thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra, thường dẫn đến sưng đỏ, đau nhức…Chẩn đoán mụt lẹo cần loại trừ các bệnh lý nguy hiểm tại mắt khác.

Hai bệnh lý dễ nhầm lẫn với mụt lẹo

Lẹo mắt là một cục u màu đỏ gần mép mi mắt, có thể trông giống như mụn nhọt. Mụt lẹo mắt thường hình thành ở bên ngoài mi mắt, nhưng đôi khi nó có thể hình thành ở phần bên trong mi mắt. Trong hầu hết các trường hợp, lẹo mắt sẽ tự biến mất sau vài ngày. 

Leo-o-mi-mat-duoi

Lẹo ở mi mắt dướiCó nhiều bệnh lý dễ nhầm lẫn với lẹo, nhưng trong đó có 2 bệnh cần chú ý đặc biệt hơn là:

Ung thư biểu mô tuyến bã và lẹo

Nhiều trường hợp ung thư biểu mô tuyến bã phát triển trên mi mắt. Khi đó, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Cục u màu vàng trên mí mắt, có cảm giác rắn, sâu và không đau, phát triển chậm;
  • Lớp vảy màu vàng hoặc đỏ trên mi mắt, nơi mi mắt tiếp xúc với lông mi;
  • Mọc trên mi mắt trông giống như mụn nhọt;
  • Đau ở mi mắt không lành hoặc lành rồi lại tái phát.

Khi bệnh tiến triển,  khối u có thể to lên và chảy dịch. Lông mi thường bị rụng. Khi ung thư lây lan thì có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh khác với mụt lẹo, bởi hầu hết mụt lẹo đều khỏi sau khi điều trị, thường bao gồm việc chườm ấm 4 đến 6 lần một ngày, và lông mi sẽ không rụng khi mắt bị lẹo.

Bệnh ung thư biểu mô tuyến bã

Viêm bờ mi và mụt lẹo

Cả hai vấn đề này đều có thể do vi khuẩn gây ra và có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách để phân biệt 2 bệnh này.

Mặc dù cả hai tình trạng đều có thể gây đỏ, đau và sưng, nhưng điểm khác biệt chính là viêm bờ mi thường phát triển dọc theo toàn bộ mí mắt.

 Mặt khác, lẹo mắt phát triển dưới dạng một cục hoặc nốt sần trên một tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi cụ thể dọc theo mí mắt.

Mụt lẹo là 1 trong những dấu hiệu của viêm bờ mi, nếu ko phân biệt kỹ có thể gây viêm nhiễm các vùng khác của mắt.

Benh-viem-bo-mi

Bệnh viêm bờ mi

Các dấu hiệu và triệu chứng của lẹo mắt

Để không nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bạn cần biết rõ các dấu hiệu và triệu chứng của lẹo mắt:

  • Một cục u sưng đỏ dọc theo mi mắt gần lông mi;
  • Sưng một phần mi mắt (đôi khi toàn bộ mi mắt);
  • Lớp vảy dọc theo mi mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Đau nhức và ngứa;
  • Chảy nước mắt;
  • Cảm giác có dị vật.

Hầu hết mụt lẹo đều vô hại đối với mắt và sẽ không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám với các y bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với bệnh lý. 

Đặc biệt, hãy mô tả chính xác bệnh sử của bản thân để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán của bác sĩ.

Những lưu ý trong điều trị mụt lẹo

Mụt lẹo thường sẽ tự khỏi sau một đến hai tuần. Để cảm thấy thoải mái hơn và giảm đau, sưng tấy, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị bệnh lẹo mắt tại nhà. 

Một số lưu ý nên làm như sau:

  • Chườm ấm: Đắp khăn ấm lên mi mắt trong 10 đến 15 phút mỗi lần, từ ba đến năm lần mỗi ngày. Làm ấm lại bằng cách ngâm trong nước ấm, vắt và lặp lại;
  • Làm sạch mí mắt: Nhẹ nhàng lau sạch dịch tiết ở mắt bằng dung dịch xà phòng nhẹ được pha từ một nửa dầu gội dành cho trẻ em và một nửa là nước. Bạn cũng có thể sử dụng khăn lau mi mắt có bán ở hầu hết các hiệu thuốc.
Chuom-am-mat-de-giam-nhe-kho-chiu

Chườm ấm mắt để giảm nhẹ khó chịu

Bên cạnh đó, cần hạn chế hoặc không làm những hành động sau để tránh biến chứng viêm:

  • Bóp hoặc nặn mụn lẹo;
  • Chà hoặc chạm tay vào mi mắt của bạn;
  • Trang điểm hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh.

Hướng dẫn cách phòng ngừa mụn lẹo

Để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và mụt lẹo:

  • Rửa tay: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nhiều lần mỗi ngày;
  • Sử dụng kính áp tròng an toàn: Hãy rửa tay thật kỹ trước đeo tháo kính áp tròng và làm theo lời khuyên của chuyên gia;
  • Chườm ấm: Nếu trước đây bạn đã từng bị lẹo mắt thì việc chườm ấm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh quay trở lại;
  • Vệ sinh bờ mi: Nếu bạn bị viêm bờ mi, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc mắt.

Lời khuyên:

Tuy lẹo mắt không ảnh hưởng có hại tới mắt, nhưng khi để lâu hoặc không điều trị đúng bệnh có thể trở nên trầm trọng ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Hãy đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường để bảo vệ đôi mắt của mình bạn nhé 

Đặt lịch khám tại vivision kid để các bác sĩ chẩn đoán và đưa lời khuyên điều trị cho bạn.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

lẹo mắt

nhiễm trùng tại mắt

viêm bờ mi