Sẹo giác mạc có nguy hiểm không? 1 số cách điều trị
Sẹo giác mạc là hậu quả để lại sau tổn thương trên bề mặt giác mạc, tùy vào kích thước độ sâu mà có những ảnh hưởng lớn nhỏ đến đôi mắt của chúng ta.
Hôm nay, vivision kid sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa sẹo giác mạc hiệu quả nhất.
Sẹo giác mạc là gì?
Giác mạc là lớp trong suốt bên ngoài của mắt, có tác dụng bảo vệ bề mặt nhãn cầu khỏi các dị vật, tác nhân bên ngoài. Giác mạc có khả năng tự hồi phục nhưng nếu tổn thương quá nghiêm trọng thì có thể dẫn tới sẹo giác mạc.
Sẹo giác mạc có kích cỡ, vị trí khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Sẹo giác mạc có thể có các triệu chứng điển hình như:
- Giảm thị lực nhẹ hoặc nặng
- Đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Sưng mí mắt
- Cảm giác cộm
Nguyên nhân của sẹo giác mạc
Chấn thương giác mạc
Xảy ra khi có dị vật tiếp xúc với giác mạc gây nên các vết trầy, xước và không điều trị kịp thời. Nguyên nhân cụ thể có thể kể đến:
- Kích ứng với hóa chất, thuốc, mỹ phẩm,…;
- Dị vật: cát, bụi, cành cây,…;
- Tia cực tím, tia X;
- Sử dụng kính áp tròng sai cách.
Viêm giác mạc
Viêm giác mạc không phải một bệnh nguy hiểm, nó thường ít gặp và tình trạng bệnh khá nhẹ. Tuy nhiên nếu không được điều trị thì viêm giác mạc có thể lan tới các lớp sâu bên trong và để lại sẹo. Một số bệnh có thể dẫn tới viêm giác mạc thường gặp như:
- Khô mắt: có thể dẫn tới viêm giác mạc chấm nông
- Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ): Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng
- Viêm kết mạc thường chỉ gây kích ứng nhẹ nhưng nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm giác mạc
- Bệnh zona mắt (Herpes zoster): Nguyên nhân là một loại virus gây thủy đậu. Bệnh khi phát triển ở đầu, mặt, cổ thì có thể gây viêm giác mạc
- Loạn dưỡng giác mạc: thường do di truyền, có nhiều loại khác nhau và rất hiếm gặp
Loét giác mạc
Loét giác mạc có thể để lại sẹo khi vết loét sâu và xâm nhập vào tận lớp Bowman và lớp mô đệm của giác mạc.
Một số hội chứng khác
- Hội chứng nội mô giác mạc – mống mắt
- Hội chứng Stevens – Johnson
Sẹo giác mạc được chẩn đoán như thế nào?
Khi đến phòng khám:
Bước 1: Bác sĩ sẽ hỏi về những chấn thương mắt gần đây, các triệu chứng và tiền sử bệnh.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra mắt để xác định mức độ nghiêm trọng của sẹo.
- Bác sĩ sử dụng một dụng cụ gọi là đèn khe để kiểm tra giác mạc.
- Sử dụng đèn khe, bác sĩ nhãn khoa sẽ tìm kiếm một đường, vệt hay 1 mảng màu trắng đục. Điều này cho thấy một vết sẹo.
- Sẹo giác mạc có thể không thay đổi theo thời gian, đặc biệt nếu nó là do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
- Sẹo do các bệnh về mắt có thể dần dần trở nên trầm trọng hơn, vì vậy điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây ra sẹo.
Bị sẹo giác mạc bao lâu thì khỏi?
Thông thường, tình trạng trầy xước giác mạc sẽ tự lành trong thời gian ngắn, khoảng hai ngày.
Nhưng có một số tổn thương sâu hơn, nghiêm trọng hơn khiến cho quá trình lành vết thương kéo dài và ảnh hưởng nhiều hơn đến thị lực, nếu không điều trị triệt để sẽ để lại sẹo giác mạc.
Sẹo giác mạc có thể điều trị bằng các biện pháp khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ của sẹo, bao gồm:
- Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng thẩm mỹ;
- Phương pháp gọt giác mạc bằng laser;
- Phẫu thuật ghép giác mạc.
Sẹo giác mạc có thể cải thiện nhưng cần phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Càng kéo dài thời gian thì tỷ lệ thành công càng giảm. Hiện nay các cuộc phẫu thuật có tỷ lệ thành công khá cao nhưng tốc độ và khả năng hồi phục của từng người khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Làm thế nào để phòng ngừa sẹo giác mạc
Để giảm tỷ lệ có sẹo giác mạc thì bạn cần chăm sóc đôi mắt hằng ngày, bảo vệ chúng khỏi các tác nhân, dị vật nguy hiểm:
- Có thể sử dụng kính bảo hộ, kính râm khi ra ngoài, nhất là khu vực nhiều nắng, gió, bụi bẩn, ô nhiễm,…
- Bổ sung dinh dưỡng cho mắt
- Sử dụng nước mắt nhân tạo hàng ngày
- Thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần
Sẹo giác mạc trong trường hợp các tổn thương nhỏ, mắt có thể hoàn toàn phục hồi hoặc chỉ để lại sẹo nhỏ.
Tuy nhiên, với các tổn thương giác mạc sâu, sẹo thường dày và có thể gây suy giảm đáng kể về tầm nhìn, có thể yêu cầu phải thực hiện phẫu thuật để khắc phục.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo giác mạc là ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, bệnh tật và chấn thương.
Hãy chủ động khám định kỳ ít nhất 6 tháng / lần, khám khi phát hiện bất thường để được chẩn đoán, xử lý kịp thời nhé.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: