Tổng quan về bệnh cườm mắt ở trẻ em: Liên hệ 2 loại cườm mắt
Nguyên nhân dẫn đến mù lòa cho trẻ nhỏ phổ biến nhất là bệnh đục thủy tinh thể và glocom, hay còn gọi với tên chung là bệnh cườm mắt. Bài viết sau giúp bố mẹ cách nhận biết và phân biệt hai bệnh này.
Cườm mắt là gì
Bệnh cườm mắt có lẽ nhiều người chưa biết đến, nó là tên gọi chung cho của hai bệnh đục thủy tinh thể và glocom hay còn được gọi lần lượt là bệnh cườm khô và cườm ướt. Bệnh cườm mắt thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em. Trong đó, đục thủy tinh thể thường diễn biến từ từ, mức độ nặng dần, còn glocom nguy hiểm hơn đục thủy tinh thể vì có thể tiến triển cấp tính, nếu không kịp thời điều trị có thể gây mù lòa hoàn toàn.
Đều là bệnh cườm mắt nhưng cơ chế của hai bệnh và cách điều trị hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân bị bệnh cườm mắt ở trẻ
Nguyên nhân chung
Các bệnh lý chuyển hóa (hội chứng Lowe, galactose huyết, hạ canxi huyết, đái tháo đường), do bệnh tại mắt (viêm màng bồ đào, bệnh mạch máu, glocom, bong hắc, võng mạc,…), do bệnh toàn thân (đái tháo đường, bệnh hệ thống) hoặc do ngộ độc (thuốc lá, rượu, thuốc) gây ra.
Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa và bệnh toàn thân: thường gây rối loạn cân bằng điện giải giữa trong và ngoài thể thủy tinh dễ gây tăng áp lực nội nhãn của bệnh glocom. Bên cạnh đó, quá trình oxy hóa khử các protein thể thủy tinh cũng bị kích hoạt mạnh mẽ hơn khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thể thủy tinh bị giảm xuống, đồng thời việc thải các chất cặn bã cũng bị ngưng trệ cũng là nguyên nhân khiến thể thủy tinh mất dần tính trong suốt.
Tác động của thuốc và hóa chất: cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành cả hai bệnh cườm mắt. Có rất nhiều loại thuốc được đề cập tới như: steroid, thuốc co đồng tử, chlorpromazine, allopurinol, chloroquin, amiodaron. Tuy nhiên tác động của Steroid (corticoid) có vai trò quan trọng nhất và được nhắc đến nhiều nhất. Mặc dù cơ chế gây đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp của steroid vẫn chưa được biết rõ nhưng thuốc thường gây tình trạng đục thủy tinh thể dưới bao sau và tăng nguy cơ bít tắc lỗ bẽ dẫn lưu thủy dịch, đồng thời làm suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm khuẩn. Mức độ bệnh tùy thuộc vào liều và thời gian sử dụng thuốc.
Chấn thương: Các nguyên nhân chấn thương gây đục thủy tinh thể được nhắc đến bao gồm do tia xạ chấn thương đụng dập, chấn thương xuyên và bỏng. Vết thương xuyên gây rách bao thể thủy tinh, ngấm nước và đục vùng vỏ có vết rách. Chấn thương đụng dập thường gây lực ép làm biến dạng thể thủy tinh. Tình trạng này gây co kéo làm đứt các sợi thể thủy tinh hình lan hoa. Đồng thời, khi chấn thương mắt, dịch nội nhãn xuất tiết nhiều hơn, nếu không được dẫn lưu nhanh, hoặc hệ thống dẫn lưu thủy dịch bị bít tắc, sẽ gây ra tăng nhãn áp – glocom
Nguyên nhân khác nhau
Đục thủy tinh thể
- Bẩm sinh: bệnh di truyền trong gia đình có người bị đục thủy tinh thể hoặc mẹ nhiễm trùng trong thời gian mang thai: Rubella, Herpes simplex, quai bị,…;
- Ánh sáng mặt trời: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể do tia xạ, gần đây được nhắc đến nhiều hơn trong đó có ánh sáng mặt trời. Tia cực tím trong ánh mặt trời nếu tiếp xúc một cách vừa phải thì có lợi cho mắt, nhưng tiếp xúc với cường độ cao, thời gian dài thúc đẩy quá trình oxy hóa khử, đồng thời làm tăng ứ đọng các gốc tự do trong thủy tinh thể và gây đục.
Glocom
Bệnh liên quan đến hệ thống thoát thủy dịch như lỗ bè ở góc mắt trong, tĩnh mạch dẫn lưu,…
- Bẩm sinh: Gen di truyền trong gia đình cũng có người bị glocom bẩm sinh, không có mống mắt, thể thủy tinh lệch vị trí,…;
- Mắc phải: Góc thoát thủy dịch hẹp, áp lực bên trong mắt cao, giác mạc mỏng ở trung tâm,Bệnh võng mạc trẻ sinh non….
Triệu chứng bệnh cườm mắt
Bệnh cườm mắt nói chung có nhiều triệu chứng tương đồng: Nhìn mờ, quầng sáng, thị lực giảm vào ban đêm. Triệu chứng đặc trưng từng bệnh như sau:
Đục thủy tinh thể: Đồng tử trắng, lác mắt, trẻ hay nheo mắt, chói mắt. Với trẻ lớn hơn có thể kêu nhìn mờ, hoặc tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia mờ, hoặc phát hiện khi đi khám sức khỏe, khám khúc xạ cho trẻ.
Glocom: Có tam chứng điển hình là chảy nước mắt, sợ ánh sáng, co thắt mi mắt. Ngoài ra, ta còn gặp triệu chứng mắt lồi to, lòng đen (hay giác mạc) có kích lớn hơn bình thường, đây gọi là dấu hiệu mắt trâu.
- Glocom góc mở: triệu chứng tiến triển chậm, trẻ có thể không phát hiện ra;
- Glocom góc đóng: đau mắt dữ dội, nhức đầu, buồn nôn, căng cứng.
Điều trị bệnh cườm mắt
Đục thủy tinh thể
Điều trị đục thủy tinh thể bao gồm:
- Phẫu thuật;
- Chỉnh quang;
- Điều trị nhược thị cho trẻ.
Tùy vào mức độ đục của thể thủy tinh và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật hay tiếp tục theo dõi. Dù bị đục thủy tinh thể một mắt hay cả hai mắt, khi đã có chỉ định thì phải phẫu thuật sớm để tránh biến chứng nhược thị. Sau phẫu thuật cần phải điều trị phối hợp với chỉnh quang bằng kính đơn tiêu cự hay đa tiêu cự để đưa thị lực hai mắt về bình thường sớm nhất. Nếu có nhược thị thì điều trị.
Glocom
Mục đích điều trị glocom là kiểm soát được nhãn áp bằng phẫu thuật hoặc thuốc
- Thuốc hạ nhãn áp chủ yếu giúp giác mạc trong hơn tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật góc, và kiểm soát sau nhãn áp sau phẫu thuật hoặc những trường hợp tăng nhãn áp nhẹ;
- Phẫu thuật gồm các loại: Phẫu thuật góc tiền phòng (mở góc và mở bè), Phẫu thuật cắt bè củng mạc, Phẫu thuật mở bè kết hợp cắt bè, Phẫu thuật đặt van dẫn lưu.
Liên hệ hai loại cườm mắt
Đặc điểm | Đục thể thủy tinh | Glocom |
Vị trí ảnh hưởng | Biến đổi cấu trúc thủy tinh thể nằm ở phía trước mắt, cản ánh sáng truyền từ bên ngoài vào võng mạc. | Tăng áp lực trong mắt, tạo áp suất đè ép lên thần kinh thị giác bên trong mắt và giãn các cấu trúc bên ngoài như giác mạc, củng mạc |
Thị lực ảnh hưởng | Phẫu thuật thay thủy tinh thể có thể giúp người bệnh phục hồi thị lực | Đòi hỏi phải theo dõi cả đời ngay cả khi glocom đã được kiểm soát tốt sau phẫu thuật. |
Mối liên quan | Đục thủy tinh thể gây glocom: chèn ép góc làm tắc nghẽn lưu thông dịch. | Sau phẫu thuật Glocom có thể bị đục thủy tinh thể |
Bệnh cườm mắt bao gồm cườm khô và cườm nước đều có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực của trẻ và là một trong những nguyên nhân gây mù lòa chiếm tỷ lệ cao ở trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đã nêu trên hoặc tốt nhất là đặt kịch khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt của trẻ.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: