Trẻ bị dị ứng sưng mắt: Thuốc nào hiệu quả cho con?

Hiện nay, trẻ bị dị ứng sưng mắt khá thường gặp, gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Vậy, bị dị ứng sưng mắt nên làm gì và cần lưu ý những vấn đề đặc biệt nào? Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức để trả lời các câu hỏi này.

Dị ứng sưng mắt là gì?

Dị ứng sưng mắt là tình trạng xảy ra do mắt tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như: bụi bẩn, mạt nhà, nấm mốc, các sản phẩm chăm sóc da, lông thú cưng,…hoặc do dị ứng thức ăn, thời tiết, … Bệnh lý này phổ biến vào các thời điểm giao mùa.

Dị ứng nói chung là một phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng – gọi là dị nguyên. Tương tự, khi mắt tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ sản xuất ra histamine, chất này len lỏi vào các mô quanh mắt, từ đó gây ra một số triệu chứng như ngứa mắt, sưng nề, đỏ mắt, chảy nước mắt,… Theo thống kê, dị ứng mắt là nguyên nhân hay gặp nhất khiến mắt bị ngứa. 

Bieu-hien-cua-di-ung-sung-mat

biểu hiện của dị ứng sưng mắt

Tại sao trẻ bị dị ứng sưng mắt?

Về mặt cơ chế, khi cơ thể tiếp xúc với phần tử nào đó là vô hại – nhưng cơ thể lại hiểu lầm và phản ứng quá mức. Từ đó sản xuất hàng loại kháng thể IgE, làm dưỡng bào (còn gọi là tế bào Mast) vỡ ra, giải phóng một lượng lớn histamine và một số chất khác. Đây là những chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng, phản ứng viêm. Khi mô bị dị ứng là mắt, sẽ sinh ra các triệu chứng dị ứng tại mắt như trên.

Các thuốc điều trị cho trẻ bị dị ứng sưng mắt

Khi trẻ bị dị ứng sưng mắt, các việc quan trọng, cần thực hiện trước tiên là phải tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và vệ sinh mắt sạch sẽ để rửa trôi dị nguyên. Ngoài ra, nếu trẻ ngứa rát nhiều, rất khó chịu thì có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị. 

Các thuốc điều trị tại chỗ

Đây là các loại thuốc được sử dụng trực tiếp tại mắt nhằm giảm nhanh chóng các biểu hiện của trẻ bị dị ứng sưng mắt. Đồng thời việc dùng thuốc tại chỗ có thể hạn chế được các tác dụng không mong muốn như khi sử dụng theo đường toàn thân.

Thuốc nhỏ mắt kháng histamine: có tác dụng đối kháng lại ảnh hưởng của histamine lên mắt. Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc này chỉ kéo dài trong vài giờ, tức là histamine chỉ bị ức chế tạm thời. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh được khuyến cáo nên nhỏ nhiều lần trong ngày.

Cach-nho-thuoc-nho-mat.

Nhỏ thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt dị ứng kháng viêm không chứa steroid: là loại thuốc hoạt động dựa vào việc ức chế tổng hợp prostaglandin – thành phần trung gian của phản ứng viêm. Công dụng của nó là giúp hạn chế tình trạng sưng viêm trong khi bị dị ứng.

Thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa corticoid: có tác dụng chống viêm rất mạnh và còn có khả năng chống xuất tiết, chống dị ứng. Tuy có hiệu quả cao nhưng đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không hợp lý cũng như bạn cần phải lưu ý tới một số trường hợp chống chỉ định. Vì vậy, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ trước khi bạn tự ý dùng loại thuốc này.

Thuốc nhỏ mắt hỗ trợ ổn định tế bào mast: vì chất ổn định tế bào mast có khả năng ngăn chặn giải phóng histamine cùng các hóa chất khác như leukotrienes, đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi khi điều trị dị ứng mắt. Ngoài ra, trên thị trường còn có một số loại thuốc kết hợp cả 2 thành phần vừa có tác dụng kháng histamine, vừa có chức năng ổn định tế bào mast như: Epinastine, Ketotifen,…

Thuốc nhỏ mắt chống sung huyết: có công dụng là co mạch giúp cải thiện triệu chứng phù nề và đỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt chống sung huyết không có khả năng đối kháng histamine. Vì thế, để tối ưu hiệu quả điều trị, có thể phối hợp thuốc chống sung huyết với thuốc kháng histamine. 

Nước mắt nhân tạo: có các thành phần tương tự như nước mắt tự nhiên, có tác dụng chống khô mắt, ngứa mắt cũng như góp phần vào việc rửa trôi các dị vật, bụi bẩn gây dị ứng tại mắt.

Các thuốc điều trị toàn thân

Trong một số trường hợp, ba mẹ có thể phải sử dụng thuốc kháng histamine H1 đường toàn để điều trị khi trẻ bị dị ứng sưng mắt. Hiện nay trên thị trường gồm 2 nhóm chủ yếu là: thuốc thế hệ 1 hoặc thuốc thế hệ 2.

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: bao gồm các thuốc như promethazin, clorpheniramin, hydroxyzine,… Đây là các thuốc thuộc nhóm cổ điển, qua được hàng rào máu não, có tác dụng phụ là buồn ngủ. Thời gian tác dụng ngắn nên người bệnh phải dùng nhiều lần trong ngày
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2: như loratadin, fexofenadin, cetirizin, … Thuốc thế hệ 2 này ít tác dụng phụ buồn ngủ hơn thế hệ 1 nên thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị.

Những lưu ý khi điều trị

Lưu ý đầu tiên khi dùng bất kỳ loại thuốc nào là bạn phải tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể là: cách dùng, liều dùng và dùng trong bao lâu cũng như các chú ý riêng với từng loại thuốc.

Ngoài ra, một số biện pháp chăm sóc mắt tại nhà cũng rất quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị triệu chứng như sau: 

  • Chườm ấm hoặc chườm mát: Khi chườm mắt, quá trình tuần hoàn tại mắt và các mô xung quanh được cải thiện, giúp giảm nhanh chóng tình trạng mắt sưng và đỏ.
  • Vệ sinh mi mắt: Việc vệ sinh mi mắt sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn cũng như các tác nhân gây viêm nhiễm, gây dị ứng khác,…
  • Massage mắt: giúp mắt được thư giãn, hạn chế sưng viêm, đỏ mắt. 
  • Vệ sinh bàn tay: tránh đưa bụi bẩn, vi khuẩn lên mắt nếu trẻ lỡ chạm vào vùng mắt
  • Không được dụi mắt: khi ngứa ngáy, khó chịu, trẻ thường dụi mắt để giảm ngứa. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tổn thương giác mạc cũng như viêm nhiễm mắt.
Khong-nen-dui-mat-khi-bi-di-ung-mat

Không nên dụi mắt khi bị dị ứng mắt

Như vậy, vivision kid đã liệt kê một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị khi trẻ bị dị ứng sưng mắt. Tuy vậy, với mỗi tình trạng bệnh cũng như sức khỏe nền của trẻ sẽ phù hợp với từng loại thuốc riêng. Do đó, trước khi tự lựa chọn bất kỳ loại thuốc nào, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn cũng như hướng dẫn cụ thể liều lượng, cách dùng. 

 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.