Triệu chứng ngứa mắt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm
Triệu chứng ngứa mắt ở trẻ em tưởng chừng đơn giản nhưng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và có những biện pháp nào hạn chế triệu chứng ngứa mắt ở trẻ?
1. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngứa mắt ở trẻ
Nguyên nhân gây ngứa mắt ở trẻ nhỏ rất đa dạng. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác thì mới có thể điều trị dứt điểm được. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng ngứa mắt ở trẻ nhỏ.
1.1. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc (dân gian còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng mắt bị viêm nhiễm làm cho kết mạc mắt bị viêm đỏ (gồm lớp trong suốt ở mắt và phần ở trong mí mắt). Viêm kết mạc có thể ở một hay hai mắt, do các nguyên nhân khác nhau gây ra như virus (phổ biến nhất), vi khuẩn hoặc các tác nhân gây viêm khác.
Trẻ nhỏ khi mắc viêm kết mạc có các biểu hiện sau đây: Đỏ mắt, ngứa mắt, mắt có cảm giác cộm, chảy nước mắt, nhiều rỉ mắt, mi mắt sưng nề và có thể hơi đau nhẹ,… Một số trẻ còn có dấu hiệu toàn thân khác như: ho, đau họng, sốt nhẹ,…
Viêm kết mạc là bệnh lý có nguyên nhân đa dạng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và từng giai đoạn bệnh mà có phương án điều trị khác nhau. Vì vậy, hãy đưa trẻ đi khám ngay khi gặp phải các triệu chứng trên.
1.2. Quặm mi
Quặm mi là tình trạng lông mi mọc ngược hướng bình thường, tức là đâm vào trong mắt, gây kích thích nhãn cầu cũng như vùng da quanh mắt. Trẻ bị quặm mi thường có triệu chứng ngứa mắt, đau, đỏ mắt, dễ chảy nước mắt, nặng hơn có thể dẫn đến tổn thương giác mạc.
Quặm mi có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: bẩm sinh, chấn thương, nhiễm trùng,… Vì vậy, nên loại bỏ sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh làm tổn thương mắt nặng nề.
1.3. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng nhiễm khuẩn mi mắt hoặc bị rối loạn chức năng các tuyến Meibomian ở mi mắt (các tuyến tiết dầu) làm các tuyến này bị tắc nghẽn. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này gồm: Ngứa mi mắt, đỏ rát, khô mắt hoặc bong vảy trắng ở mí mắt,…
Phụ thuộc vào vị trí viêm, bệnh viêm bờ mi được chia thành 3 loại như sau:
- Viêm bờ mi trước: xảy ra ở mặt trước mi mắt.
- Viêm bờ mi sau: tình trạng này xảy ra do rối loạn chức năng các tuyến tiết dầu ở mí mắt.
- Viêm bờ mi hỗn hợp: tức là viêm cả bờ mi trước và sau.
Để điều trị viêm bờ mi, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bố mẹ có thể tự vệ sinh, chăm sóc mắt của con tại nhà hoặc phải được thăm khám bởi bác sĩ.
1.4. Tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo là tình trạng tắc nghẽn hệ thống dẫn lưu nước mắt, có thể bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn. Khi đó, nước mắt không xuống được mũi như bình thường.
Khoảng 20% trẻ khi sinh ra bị tắc lệ đạo, tức là tắc lệ đạo bẩm sinh, tuy nhiên, tình trạng này phần lớn sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Ở trẻ lớn và người trưởng thành, các viêm nhiễm tại mắt, tình trạng chấn thương, sưng nề hoặc khối u sẽ gây ra bệnh lý này.
Bố mẹ có thể nhận biết con bị tắc lệ đạo khi có các dấu hiệu mắt ướt, chảy nước nước mắt, một số trường hợp kèm theo triệu chứng ngứa mắt, rỉ mắt (tương tự như bệnh viêm kết mạc mạn tính). Việc đưa ra phương pháp điều trị còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mắc bệnh của trẻ.
2. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời
Khi bị ngứa mắt, trẻ thường đưa tay lên dụi mắt. Hành động này có gây tổn thương như rách kết mạc, rách giác mạc và thậm chí gây nhiễm khuẩn một số cấu trúc khác của mắt.
Ngoài ra, ngứa mắt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn phía sau. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể làm tổn thương mắt nặng hơn. Lâu dần, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, thậm chí gây mù lòa.
3. Khi nào cần đi khám khi có ngứa mắt
Nếu hiện tượng ngứa mắt ở trẻ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và giảm dần trong 3 – 4 giờ, bạn có thể rửa mắt cho con với nước muối sinh lý. Chú ý không để trẻ tác động mạnh vào mắt như dụi, dạy mắt,… . Đồng thời, cần theo dõi sát tình trạng ngứa cũng như phát hiện sớm các biểu hiện bất thường khác kèm theo của con, để nhanh chóng đến khám bác sĩ.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi khám ngay nếu gặp những vấn đề này:
- Ngứa mắt là triệu chứng của một bệnh lý viêm nhiễm nào đó tại mắt như: viêm bờ mi, viêm kết mạc, herpes mắt,…
- Ngứa mắt tái phát: trường hợp này thường do chưa phát hiện ra nguyên nhân chính xác hoặc chưa có phác đồ điều trị thích hợp. Vì vậy, đưa trẻ đi khám ngay khi ở trong tình trạng này.
- Ngoài ra, khi dùng các biện pháp giảm ngứa tại nhà nhưng không đỡ, đi khám tại cơ sở y tế uy tín là điều cần thiết, tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn.
4. Làm sao để hạn chế ngứa mắt ở trẻ
Bên cạnh việc phát hiện triệu chứng ngứa mắt ở trẻ, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để hạn chế ngứa mắt cho con.
Đeo kính chống bụi: việc làm này giúp bảo vệ mắt khỏi không khí ô nhiễm, dị vật cũng như các tác nhân dị ứng.
Giữ vệ sinh mắt: sau khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hãy rửa mi mắt bằng nước sạch, nhỏ mắt với nước muối sinh lý.
Một thông điệp quan trọng mà vivision kid muốn gửi tới quý phụ huynh sau khi tham khảo bài viết này là nếu tình trạng ngứa của con kéo dài, tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ hoặc kèm theo các dấu hiệu khác, cần đưa con đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Chỉ khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp bởi các chuyên gia Nhãn khoa, triệu chứng ngứa mắt ở trẻ mới nhanh chóng cải thiện.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: