Viêm giác mạc ở trẻ có lây không? Làm sao để tránh lây cho ba mẹ

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, nguy cơ và con đường lây nhiễm cũng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu cách phòng tránh khi viêm giác mạc lây nhiễm. 

viem-giac-mac-tre-nho

Viêm giác mạc ở trẻ nhỏ

Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là lớp mô trong suốt nằm ở phía trước mắt, bao phủ mống mắt mà đồng tử. Giác mạc có kích thước rất mỏng và rất dễ bị tổn thương, nó là một thấu kính trong hệ thống quang học của mắt có tác dụng khúc xạ ánh sáng. Giacs mạc có 5 lớp từ trước ra sau là: lớp biểu mô, màng bowman, nhu mô, màng descemet, nội mô. 

cac-lop-giac-mac

Các lớp giác mạc

Viêm giác mạc ở trẻ cũng giống như viêm giác ở các lứa tuổi khác,  là tình trạng giác mạc bị sưng phù hoặc viêm do một số tác nhân nào đó, khiến mắt đỏ, đau, ảnh hưởng thị lực. Viêm giác mạc có các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào độ tổn thương.

Nếu chỉ tổn  thương lớp biểu mô ngoài cùng thì là viêm giác mạc nông, nếu tổn thương đến lớp sâu hơn gọi là viêm giác mạc sâu, nếu xuất hiện các ổ áp xe, loét, hoại tử gọi là viêm loét giác mạc.

Biểu hiện của viêm giác mạc 

  • Đỏ mắt: Do cương tụ vùng rìa giác mạc, các mạch máu giãn xung huyết
  • Đau, kích thích, chảy nước mắt 
  • Chói sáng, khiến người bệnh khó chịu khi mở mắt, không dám mở hoàn toàn
  • Mắt nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc các đốm mờ trong thị trường 

Nguyên nhân

Viêm giác mạc có rất nhiều nguyên nhân gây ra, được chia thành hai loại: Do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng. 

Do nguyên nhân nhiễm trùng: 

  • Vi khuẩn là nguyên nhân hay gặp gây viêm giác mạc. Các vi khuẩn thường gặp là: Tụ cầu vàng, phế cầu, TK mủ xanh, bạch hầu, liên cầu tan máu, lậu cầu. Các loại vi khuẩn có thể gây bệnh trực tiếp xâm nhập vào giác mạc hoặc giác mạc phải có sẵn yếu tố thuận lợi như trầy xước, khô mắt. Trực khuẩn mủ xanh là nguyên nhân thường gặp trên lâm sàng, đặc biệt trong các vụ gặt lúa do chấn thương nông nghiệp như lá lúa, cành cây, cọng rơm rạ quệt vào mắt. Bệnh tiến triển nhanh chóng, trường hợp tối cấp gây hoại tử toàn bộ và thủng giác mạc sau 48h
  • Virus: Adenovirus, Herpes là hai loại virus hay gây viêm cả kết mạc và giác mạc. Bệnh do virus thường nhẹ hơn vi khuẩn, điều trị dễ hơn và nhanh khỏi hơn. 
  • Nấm, ký sinh trùng là nguyên nhân ít gặp nhưng diễn biến triệu chứng nặng hơn, điều trị dai dẳng, đáp ứng với thuốc kém hơ, cần nhiều thời gian để hồi phục  

Do nguyên nhân không do nhiễm trùng:

  • Chấn thương mắt rất dễ gặp, do bị bụi bay vào mắt hay đất cát bắn vào mắt. Trong trường này, người bệnh dụi mắt sẽ càng làm tổn thương nặng nề hơn, có thể cào rách giác mạc 
  • Mắt khô do thiếu vitamin A, bệnh hở mi và liệt thần kinh mặt ngoại biên 
  • Bệnh bất thường cấu trúc mắt như quặm mi. Đây là những bệnh dễ gây tổn thương giác mạc tái đi tái lại, do mí mắt cụp trong trong, lông mi chọc vào giác mạc tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. 

Viêm giác mạc có lây không

Viêm giác mạc ở trẻ em hay bất cứ độ tuổi nào, không phải nguyên nhân nào gây viêm giác mạc cũng có thể lây nhiễm cho người xung quanh. Vậy trước tiên, ta cần tìm nguyên nhân gây ra bệnh.

Nếu nguyên nhân do các vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bệnh rất dễ lây cho người xung quanh. Còn các nguyên nhân còn lại không do nhiễm trùng thì không lây nhiễm. 

Con đường lây truyền của viêm giác mạc chủ yếu qua tiếp  xúc với dịch tiết của mắt.

Con đường trực tiếp: Thường do người bệnh có thói quen dụi mắt. Khi dụi mắt, các dịch tiết, nước mắt, dịch ổ loét, ổ áp xe dính vào tay, theo tay cầm nắm đồ vật xung quanh làm cho vi sinh vật lây lan theo.

Các mầm bệnh có thể tồn tại lâu dài và chờ đợi cơ hội thuận lợi để tiếp tục gây bệnh cho người khác.

Con đường gián tiếp:

  • Dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh như: khăn mặt, gối, chăn, tay nắm cửa, khăn tắm, …
  • Qua không khí như: Ho, hắt hơi, khiến virus, vi khuẩn lây lan. Người bệnh khi đã bị viêm giác mạc do nhiễm virus, vi khuẩn thì nó hoàn toàn có thể tấn công các bộ phận khác trên cơ thể như cơ quan hô hấp, tiêu hóa thậm chí toàn thân gây nhiễm trùng máu,…
  • Tham gia các hoạt động ở nơi công cộng như bơi lội làm lan tràn mầm bệnh ra môi trường. 

Biện pháp tránh lây nhiễm viêm giác mạc cho người khác

Đối với người bệnh

  • Điều trị sớm để tránh trở thành nguồn lây là cách tốt nhất để bảo vệ mình lẫn người xung quanh. Tuân thủ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh
  • Không tự ý điều trị khi chưa có sự hướng dẫn y tế. Vẫn còn nhiều người dân không ý thức được sự nghiêm trọng của việc dùng sai thuốc, vẫn tự mua thuốc điều trị dẫn đến tổn thương sâu. Nghiên cứu cho thấy phần đa số người bị hoại tử giác mạc đều do sử dụng kháng sinh và corticoid không đúng chỉ định làm bệnh diễn biến nặng, kéo dài thời gian điều trị
  • Dùng riêng các vật dụng cá nhân, vệ sinh tay sạch sẽ, thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh trên tay 
  • Hạn chế tiếp xúc với người lành, hạn chế đến nơi nơi đông người và đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác. 
Quy-trinh-rua-tay-6-buoc.

Quy trình 6 bước rửa tay

Đối với người không bị bệnh: 

  • Điều trị những bệnh là yếu tố nguy cơ: Lông quặm, lông xiêu, hở mi… Người bệnh có thể phẫu thuật chỉnh hình để kéo bờ mi ra ngoài. Nếu liệt thần kinh mặt ngoại biên có thể châm cứu chờ thần kinh hồi phục
  • Vệ sinh tay tránh các mầm bệnh tồn tại trên tay lây truyền vào mắt khi dụi mắt, chính vì thế không nên đưa tay  dụi mắt mũi miệng
  • Dùng riêng vật dụng cá nhân
  • Hạn chế tiếp xúc người bệnh, người nghi bệnh, vệ sinh tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

Tùy từng nguyên nhân mà viêm giác mạc có thể lây hay không. Bố mẹ cần đem trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp, tránh lan tràn mầm bệnh cho người xung quanh và điều trị khỏi sớm tránh là nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.