Viêm kết mạc có tính nguy hiểm không

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu hiện viêm kết mạc cấp, lý do mắt mắc bệnh, liệu tình trạng này mang lại nguy hiểm gì cho sức khỏe mắt trẻ? Đồng thời xem xét về thời gian hồi phục và cách phòng tránh để bảo vệ đôi mắt của bé.

Các biểu hiện của viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc cấp tính là một tình trạng mắt thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu rõ ràng như cộm, ngứa mắt, sưng đỏ mi và kết mạc. Mỗi buổi sáng, việc ghèn chảy rỉ ghèn và nước mắt làm dính chặt lông mi, tạo ra tình trạng khó chịu và buồn phiền, khiến trẻ thường xuyên phải dụi mắt.

Viem-ket-mac-cap-la-tinh-trang-pho-bien-o-tre-em

Viêm kết mạc cấp là tình trạng phổ biến ở trẻ em

Nếu viêm kết mạc cấp là do virus, nổi hạch sưng và đau trước tai thường là dấu hiệu rõ ràng. Màu sắc của ghèn cũng có thể là chỉ báo quan trọng: ghèn màu vàng thường xuất phát từ vi khuẩn, trong khi ghèn do virus thường trong và sợi. 

Ngoài ra, viêm kết mạc cấp tính do virus còn có thể đi kèm với các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, và khò khè.

Viem-ket-mac-cap-co-the-di-kem-voi-mot-so-trieu-chung-khac

Viêm kết mạc cấp có thể có thể đi kèm với một số triệu chứng khác

Những trường hợp nặng, sợi fibrin trong dịch tiết kết mạc và tế bào viêm kết hợp với vi khuẩn có thể tạo thành một màng giả bám chặt ở bề mặt trong kết mạc, gây sưng húp mi mắt và loét trợt biểu mô giác mạc. Xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt cùng máu hồng là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của bệnh viêm kết mạc cấp.

Vì sao mắt bị viêm kết mạc cấp?

Viêm kết mạc cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân đa dạng. Các tác nhân phổ biến và hay gặp nhất thường là:

  • Các loại virus như Adenovirus, Picornavirus, Coronavirus đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra viêm kết mạc cấp. Đặc biệt, Adenovirus là nguyên nhân phổ biến nhất, có khả năng lây nhiễm cao và có thể gây nên sự tổn thương mắt nếu không được xử lý đúng cách.
Mot-so-virus-co-the-gay-ra-viem-ket-mac-cap

Một số Virus có thể gây ra viêm kết mạc cấp

  • Vi khuẩn cũng là một nguyên nhân phổ biến, có thể lan từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết. Các loại vi khuẩn như Streptococcus, Pneumonia, Haemophilus thường gây ra tình trạng viêm kết mạc cấp tính.
  • Các yếu tố như phấn hoa, mỹ phẩm, lông thú cưng, thuốc nhỏ mắt, và bụi bẩn có thể kích ứng mắt và dẫn đến việc phát sinh viêm kết mạc cấp tính. Mặc dù nguyên nhân này không có sự lây lan nhưng lại có thể dẫn đến tình trạng tái phát, tác động tiêu cực đến sinh hoạt và học tập của trẻ.
Di-ung-voi-long-dong-vat-cung-co-the-gay-ra-viem-ket-mac-cap

Dị ứng với lông động vật cũng có thể gây ra viêm kết mạc cấp

Viêm kết mạc cấp tính có nguy hiểm không?

Mặc dù viêm kết mạc cấp tính thường được coi là một bệnh nhiễm trùng mắt đơn giản, nhưng thực tế, nó mang theo những tiềm ẩn nguy hiểm. Đối với các bố mẹ quan tâm đến sức khỏe mắt của trẻ, việc hiểu rõ về tính chất và cách điều trị đúng đắn của bệnh là rất cần thiết.

Điều trị viêm kết mạc cấp tính thường bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, và kháng sinh nhỏ mắt. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm luôn tồn tại nếu không chăm sóc đúng cách và kịp thời.

Can-dua-tre-di-kham-bac-si-khi-co-dau-hieu-cua-benh

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu của bệnh

Khi xuất hiện các dấu hiệu của viêm kết mạc cấp tính, việc đầu tiên là đến gặp bác sĩ và tuân thủ đúng pháp đồ điều trị theo hướng dẫn. Tự ý mua hoặc sử dụng thuốc của người khác có thể dẫn đến nguy hiểm không mong muốn. 

Đặc biệt, việc sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid mà không có chỉ định cụ thể của bác sĩ có thể mang theo những biến chứng nặng nề.

Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi?

Nhiều bố mẹ trong quá trình điều trị thường đặt ra câu hỏi Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi? Thông thường, bệnh sẽ giảm dần và tự khỏi trong khoảng 5-7 ngày, tuy nhiên, đôi khi có trường hợp kéo dài từ 2-3 tuần trở lên.

Quan trọng nhất là việc bố mẹ tuân thủ điều trị, với sự hỗ trợ của các bác sĩ. Nếu không chăm sóc kịp thời, viêm kết mạc cấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm giác mạc, loét giác mạc,…. Khi đó, có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mắt, tầm nhìn mờ mờ, và nhạy cảm với ánh sáng.

Viem-ket-mac-cap-neu-khong-duoc-cham-soc-co-the-gay-nhieu-bien-chung

Viêm kết mạc cấp nếu không được chăm sóc có thể gây nhiễu biến chứng

Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khi trẻ bị viêm kết mạc cấp như luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào mắt để loại bỏ tác nhân có hại. 

Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt và làm mềm lông mi, đặc biệt vào buổi sáng, cũng là một cách hiệu quả. Bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi.

Tham-kham-bac-si-tai-vivision kid

Thăm khám bác sĩ tại vivision kid

Viêm kết mạc cấp hay đau mắt đỏ là bệnh cần được khám và điều trị với phác đồ phù hợp từ bác sĩ. Vì thế, bố mẹ cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín cùng các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị cho trẻ. Tại vivision kid, có các bác sĩ mắt từ Bệnh viện Mắt Trung Ương có nhiều năm tu luyện tại nước ngoài sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ bị viêm kết mạc cấp cùng những tư vấn hữu ích dành cho gia đình. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

viêm kết mạc