Viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc có điều trị được không?
Bệnh viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc có nguy hiểm không, viêm kết mạc lây không? đây là 1 số câu hỏi thường được thấy nhất khi trong nhà hay những người xung quanh gặp phải vấn đề này. Bài viết sau sẽ đi qua 1 lượt về viêm kết mạc để mọi người có thể hiểu rõ hơn nhé.
Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc
Kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu (là lớp màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới).
Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra gọi là bệnh viêm kết mạc.
Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân khiến chúng ta bị viêm kết mạc, trong đó có 3 tác nhân chính: vi khuẩn, virus và dị ứng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rút
Là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.
Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể xuất hiện vì vi khuẩn gây nên, người bệnh thường sẽ có dịch tiết, chúng bám lên những đồ vật quanh ta. Mọi người tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân sẽ bị lây bệnh.
Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc, ví dụ như: vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Haemophilus, Streptococcus pneumoniae,…
Đặc biệt, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh không chăm sóc cẩn thận.
Viêm kết mạc do dị ứng
Xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng(bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc,…) , bệnh thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.
Những người có đôi mắt nhạy cảm như vậy nên cẩn thận khi tiếp xúc với những đồ vật lạ.
Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng được coi là tác nhân khiến con người bị đau mắt đỏ. Nhiều người sau khi tiếp xúc với clo trong hồ bơi, mỹ phẩm,… thì mắt trở nên viêm nhiễm.
Ngoài ra, rất nhiều tác nhân làm bệnh viêm kết mạc xảy ra, môi trường không khí ô nhiễm bụi bẩn hoặc việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác vô tình khiến bạn nhiễm bệnh.
Nếu không biết cách kiểm soát, bệnh sẽ bùng phát và trở nên dịch bệnh nghiêm trọng. Vì thế, mỗi người chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ biểu hiện nào của bệnh.
Triệu chứng của viêm kết mạc
Triệu chứng viêm do virus
- Kết mạc mắt đỏ.
- Ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn mắt.
- Phù mi, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.
- Khi có biến chứng: Cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
- Có thể bị một hoặc hai bên.
Triệu chứng viêm do vi khuẩn
- Ngứa, chảy nước mắt.
- Xuất hiện gỉ mắt màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
- Kết mạc mắt đỏ.
- Trường hợp nặng gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
- Có thể bị một hoặc cả hai bên mắt.
Triệu chứng viêm do dị ứng
- Bệnh có thể xuất hiện theo mùa, hay tái phát.
- Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.
- Thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
- Bệnh xảy ra ở cả hai mắt.
Viêm kết mạc có nguy hiểm không – điều trị viêm kết mạc
Việc điều trị và cách thức chăm sóc sẽ còn tùy thuộc vào tác nhân gây viêm
- Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh phổ rộng nhỏ và/ hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ
- Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.
Vậy, viêm kết mạc có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có”, nếu không điều trị sớm và cố tình không đi khám cũng như điều trị.
Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm kết mạc
Nếu có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà.
- Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc.
- Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
- Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)
- Sử dụng dung dịch vệ sinh tay.
Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt.
- Ngâm rửa vệ sinh kính áp tròng hằng ngày
- Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…
Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt.
Hãy đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần ngay cả khi mắt vẫn bình thường nhé!
Tham khảo thêm 1 số bài viết của vivision kid để hiểu rõ hơn mắt bạn nhé:
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: