Viễn thị sinh lý là gì? Có phải ai cũng có viễn thị sinh lý?
Nhiều bố mẹ vẫn nghĩ viễn thị chỉ gặp ở người cao tuổi do quá trình lão thị ở người già. Và bất ngờ rằng viễn thị thật ra rất phổ biến ở trẻ em, với tỉ lệ trên 95% ở trẻ sơ sinh(1). Vậy viễn thị sinh lý là gì? Cùng vivision kid tìm hiểu nhé!
Viễn thị, viễn thị sinh lý là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ làm hình ảnh của vật đi qua mắt tập trung ở sau võng mạc, xảy ra do thể thuỷ tinh và/hoặc giác mạc quá phẳng, hay do độ dài trục nhãn cầu ngắn.
Viễn thị sinh lý là độ viễn mà trẻ sinh ra đã có và là một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến sự phát triển thị giác của trẻ.
Độ viễn thị quá cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mắt, nguy cơ mắc nhược thị và lác/lé sau này của con.
Mắt viễn thị có hình ảnh hội tụ sau võng mạc
Vì sao trẻ em có viễn thị sinh lý?
Như đã nói ở trên, độ viễn thị có liên quan rất lớn đến sự phát triển mắt bình thường của con, hay còn gọi là quá trình chính thị hoá.
Trong quá trình này mắt trẻ sẽ phát triển cả về kích thước và thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh, giác mạc để phục vụ cho sự thay đổi khúc xạ, phát triển thị lực, chức năng thị giác của con.
Nếu bé gặp khó khăn hay thất bại trong quá trình chính thị hoá thì đây chính là yếu tố chính gây suy giảm thị lực ở trẻ.
Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc viễn thị
Một vài dấu hiệu có thể nhận biết trẻ bị viễn thị:
- Nhức đầu, nhức mắt, mỏi mắt;
- Khó khăn trong việc nhìn gần, hay nheo mắt để nhìn hoặc đưa các vật ra xa;
- Lác/lé: trẻ đôi khi có lác/lé trong khi viễn thị không được chỉnh kính.
Mắt trẻ em thường có kích thước bé hơn, đây cũng chính là nguyên nhân gây viễn thị sinh lý ở trẻ. Trong quá trình chính thị hoá, sự tăng độ dài trục nhãn cầu và thay đổi công suất ở giác mạc, thể thuỷ tinh sẽ làm giảm dần độ viễn của con.
Vậy độ viễn sinh lý của trẻ nên là bao nhiêu và thay đổi như thế này trong quá trình phát triển?
Độ viễn ở trẻ bao nhiêu là bình thường?
Trẻ sơ sinh có độ viễn thị sinh lý khoảng +2.00 Diop và chính thị hóa dần đến tuổi đi học. Trẻ sơ sinh không có độ viễn nằm trong khoảng này cần được theo dõi sát sao trong quá trình phát triển của con.
Trẻ từ 1-4 tuổi có độ viễn thị sinh lý nhỏ hơn +3.50 Diop.
Trẻ từ 4-5 tuổi có độ viễn nhỏ hơn +2.50 Diop là bình thường.
Trẻ trên 6 tuổi có độ viễn nên nhỏ hơn +1.50 Diop.
Ngoài ra những trẻ với độ viễn cao hơn khoảng sinh lý có nguy cơ lác tăng 13 lần nếu trẻ không được chỉnh kính kịp thời.
Khoảng 25-43% trẻ có độ viễn từ +5.00 Diop trở lên có thị lực kém hơn 5/10 và 87% có thị lực kém hơn 10/10.
Độ viễn thị sinh lý sẽ có xu hướng giảm dần theo tuổi của trẻ.
Trẻ 1 tuổi sẽ có độ viễn trung bình là +1.60 Diop, khi trẻ 3 tuổi chỉ còn là +1.00 Diop (2)
Ngoài việc liên quan đến sự phát triển mắt của trẻ, độ viễn thị còn có mối liên hệ với nguy cơ cận thị ở trẻ. Trẻ 6 tuổi có độ viễn thấp hơn +0.75 Diop đến +1.00 Diop sẽ có nguy cơ cận thị cao hơn và có thể cần kiểm soát cận thị từ sớm.
Khi nào trẻ viễn thị cần đeo kính?
Việc đeo kính phụ thuộc vào độ viễn của con so với lứa tuổi, ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố về lác, điều tiết, thị lực,…. để có thể đưa ra thông số kính phù hợp nhất.
Khám chính xác độ viễn thị cho con sẽ cần nhiều kinh nghiệm và chuyên môn từ chuyên gia, do các bé nhỏ thường có khả năng điều tiết mạnh, không có sự hợp tác tốt dẫn đến khó khăn trong quá trình đo khám, một vài trường hợp ra sai độ.
Vì vậy, trong quá trình đo mắt, các bác sĩ thường có chỉ định nhỏ thuốc Atropin hoặc Cyclogyl cho con, là một loại thuốc làm giảm khả năng điều tiết của trẻ để kiểm tra ra được kết quả chính xác hơn.
Trẻ có thể không cần đeo kính nếu độ viễn thị sinh lý phù hợp với mức độ của tuổi và không có vấn đề bất thường về thị lực hay thị giác hai mắt khác.
Tuy nhiên, việc chỉnh kính đặc biệt quan trọng với các bạn nhỏ có lác trong do điều tiết, việc đeo một cặp kính đúng số có thể giúp giảm một phần hay toàn bộ độ lác của con.
Lời khuyên
Như vậy, viễn thị sinh lý gặp phổ biến ở trẻ em, nếu độ viễn của con nằm trong khoảng bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên độ viễn của con sẽ có sự thay đổi theo lứa tuổi, việc thăm khám, theo dõi sát thị lực và chức năng thị giác của con là điều rất quan trọng có thể quyết định mắt con có phát triển theo hướng đúng đắn hay không.
vivision kid là phòng khám chuyên khoa mắt trẻ em đặc biệt là các tật khúc xạ ở trẻ nhỏ. Mọi người vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về tình trạng tại mắt của con thì hãy liên hệ ngay với hotline 0334141213 của vivision kid để được chuyên gia hỗ trợ nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: